MỤC LỤC BÀI VIẾT
HBV là gì?
Virus viêm gan B– Hepatitis B virus là một virus DNA thuộc chi Orthohepadnavirus, thuộc họ virus Hepadnaviridae Virus này gây nên bệnh viêm gan B. Cấu tạo chính của virus viêm gan B bao gồm một vỏ capsid và một lõi nucleocapsid. Vỏ capsid bao gồm các protein bề mặt hay còn được gọi là kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (Hepatitis B surface Antigen) viết tắt là HBsAg.. Lõi nucleocapsid bên trong virus bao gồm lớp vỏ bọc protein (HbcAg) bao quanh DNA virus và một polymerase DNA.
Theo thống kê của WHO ¾ dân số thế giới sống trong vùng có tỷ lệ nhiễm HBV trên 2%. Ước tính thế giới có khoảng 2 tỷ người đã nhiễm HBV và năm 2023 có khoảng 296 người nhiễm HBV mạn tính. Việt Nam nằm trong khu vực dịch tễ lưu hành cao của nhiễm HBV >8%. Theo Bộ y tế tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính tại Việt Nam năm 2018 là 9.2%.
Viêm gan B lây qua đường nào?
Trước tiên cần trả lời tiên cần trả lời câu hỏi viêm gan B có lây không? Câu trả lời là có.
Theo thống kê từ Hepatitis Founadation, các con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh viêm gan B gồm:
- Lây truyền từ mẹ sang con
- Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm viêm gan B
- Tiếp xúc với các thiết bị, dụng cụ y tế bị nhiễm khuẩn hoặc không vô trùng
- Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn
- Sử dụng chung vật dụng có dính máu, dịch tiết (kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ xăm mình…)
Chẩn đoán và điều trị viêm gan B
Trên cơ sở lâm sàng không thể phân biệt viêm gan B với viêm gan do các tác nhân virus khác gây ra; do đó xác nhận chẩn đoán trong phòng thí nghiệm là cần thiết. Hiện có một số xét nghiệm máu để chẩn đoán và theo dõi những người mắc bệnh viêm gan B. Một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể được sử dụng để phân biệt nhiễm trùng cấp tính và mãn tính, trong khi những xét nghiệm khác có thể đánh giá và theo dõi mức độ nghiêm trọng của bệnh gan. Khám thực thể, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính cũng có thể được thực hiện để đánh giá mức độ xơ hóa và sẹo của gan và theo dõi sự tiến triển của bệnh gan. WHO khuyến cáo rằng tất cả các lần hiến máu đều được xét nghiệm viêm gan B để đảm bảo an toàn cho máu và tránh lây truyền tình cờ.
Chẩn đoán viêm gan B cấp tính và mạn tính
- Đánh giá tiền sử truyền máu, tiêm chích hay quan hệ tình dục không an toàn
- Khám lâm sàng: đa số bệnh nhân viêm gan B cấp không có biểu hiện lâm sàng
- Khám cận lâm sàng: Có thể có các biểu hiện như sốt, chán ăn, buồn nôn, vàng mắt….
AST, ALT là 2 chỉ số đặc trưng cho men gan. Khi có nhiều tế bào gan bị tổn thương, hoại tử, cả 2 men này sẽ được “giải thoát” và ồ ạt phóng thích vào máu. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan B cấp khi chỉ số AST, ALT tăng trên 5 lần giới hạn trên của mức bình thường (AST mức bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L. ALT: bình thường khoảng 7 U/L đến 56 U/L.)
Xét nghiệm Anti –HBc IgM dương tính, HBsAg dương tính (HBsAg có thể âm tính trong giai đoạn đầu – giai đoạn cửa sổ nên chưa phát hiện được). Hơn 95% người lớn bị HBV cấp sẽ hồi phục một cách tự nhiên.
Điều trị viêm gan B cấp
- Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.
- Chế độ ăn: giảm bớt chất béo, kiêng rượu bia, truyền nước khi bị nôn nhiều hoặc không ăn uống được.
- Tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan
- Bổ sung Vitamin K1
- Chỉ định dùng thuốc kháng Virus cho đến khi mất HBsAg trong các trường hợp nhất định.
- Viêm gan virus B cấp phục hồi nếu mất HBsAg sau 6 tháng, người bện nên được tiêm phòng nếu Anti – HBs <10IU/L. Nếu HBsAg vẫn dương tính sau 6 tháng bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Chẩn đoán viêm gan B mạn
Xét nghiệm HBsAg và HBV DNA dương tính hơn 6 tháng hoặc HBsAg (+) và anti –HBs IgM (-)
Cần nghĩ đến chẩn đoán viên gan B mạn tính nếu bệnh nhân có các biểu hiện sau:
- Các triệu chứng và dấu hiệu: lách to, sao mạch, ban đỏ lòng bàn tay, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, cổ trướng. Các biểu hiện ngoài gan có thể bao gồm viêm nút động mạch và bệnh cầu thận.
- Tăng nồng độ aminotransferase bất ngờ
- Trước đây được chẩn đoán viêm gan cấp tính
Các xét nghiệm trước khi điều trị viêm gan B mạn tính
- Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan khi cần thiết như Bilirubin, albumin, tỷ lệ prothrombin, INR, AFP.
- Siêu âm bụng.
- HBeAg, định lượng HBV DNA, Antin HCV, HIV.
- Đánh giá các giai đoạn xơ gan bằng qua các chỉ số.
- Ngoài ra còn các xét nghiệm khác theo chỉ định lâm sàng.
Điều trị viêm gan B cấp tính
Chỉ định điều trị thuốc kháng vi rút
Dựa vào sự kết hợp 3 yếu tố: nồng độ ALT, tải lượng HBV DNA và mức độ xơ hóa gan.
Đối với trường hợp xơ gan còn bù hoặc mất bù
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và/hoặc kết quả đánh giá xơ hóa gan là F4 bằng các phương pháp không xâm lấn hoặc sinh thiết.
Điều trị khi tải lượng HBV DNA trên ngưỡng bất kể nồng độ ALT và tình trạng HBeAg.
Đối với trường hợp không xơ gan
– Điều trị VGVR B mạn cho người bệnh khi đáp ứng cả 2 tiêu chuẩn:
(1) Tổn thương tế bào gan
– AST, ALT > 2 lần ULN
– Xơ hóa gan F ≥ 2
(2) Vi rút đang tăng sinh
– HBV DNA ≥ 20.000 IU/mL (≥ 105 copies/mL) nếu HBeAg dương tính
– HBV DNA > 2.000 IU/mL (≥ 104 copies/mL) nếu HBeAg âm tính
– Đối với các trường hợp chưa đáp ứng hai tiêu chuẩn trên, chỉ định điều trị khi có một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Trên 30 tuổi với mức ALT cao hơn ULN kéo dài (ghi nhận ít nhất 3 lần trong khoảng 24 – 48 tuần) và HBV DNA > 20.000 IU/ml, bất kể tình trạng HBeAg.
+ Tiền sử gia đình có người bị ung thư biểu mô tế bào gan (HepatoCellular Carcinoma – viết tắt là HCC) hoặc xơ gan.
+ Có các biểu hiện ngoài gan như viêm cầu thận, viêm đa khớp, cryoglobulin máu, viêm đa nút động mạch…
+ Tái phát sau khi ngưng điều trị thuốc kháng HBV
Thời gian điều trị
- Người bệnh xơ gan phải điều trị suốt đời.
- Người bệnh chưa xơ gan, điều trị lâu dài, có thể xem xét ngưng điều trị trong các trường hợp sau đây:
- VGVR B mạn với HBeAg dương tính: có thể ngưng điều trị sau khi đã điều trị thêm 12 tháng kể từ khi có chuyển đổi huyết thanh HBeAg (HBeAg âm tính, anti-HBe dương tính và tải lượng HBV DNA dưới ngưỡng) hoặc mất HBsAg.
- VGVR B mạn với HBeAg âm tính: có thể ngưng điều trị khi tải lượng HBV DNA dưới ngưỡng và mất HBsAg
- Nếu không thể đo tải lượng HBV DNA, có thể cân nhắc ngưng thuốc kháng vi rút khi mất HBsAg kéo dài ít nhất 12 tháng trước khi ngưng điều trị (bất kể tình trạng HBeAg).
- Chỉ ngưng điều trị khi người bệnh có điều kiện theo dõi định kỳ trong thời gian dài để đánh giá khả năng tái hoạt HBV sau khi ngưng thuốc. Sau khi ngưng điều trị, người bệnh có nguy cơ bùng phát VGVR B, bệnh gan mất bù và ung thư gan.
Phòng ngừa viêm gan B
- Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin ngừa viêm gan B. Tiêm vắc xin cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh và các mũi tiếp theo khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Người chưa bị nhiễm HBV cần làm xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng.
- Không dùng chung bơm kim tiêm hay các dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Băng ngay các vết xước, vết thương hở, tránh tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân nhiễm HBV.
- Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực.
- Ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Kiêng rượu, bia, thuốc lá.
Nguồn tham khảo: WHO – Guidelines on hepatitis B and C testing – ISBN: 978-92-4-154998-1