Vi bào tử trùng (EHP) là một mầm bệnh đường ruột ảnh hưởng đến tôm thẻ và tôm sú ở nhiều nước Đông Nam Á. Kể từ năm 2009, bệnh vi bào tử trùng do EHP gây ra đã nổi lên như một căn bệnh rất phổ biến ở một số quốc gia sản xuất tôm lớn ở Đông Nam Á và gần đây là ở Tây bán cầu Venezuela. Ở các nước Đông Nam Á, cùng với bệnh đốm trắng (WSSV) và hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), EHP vẫn là một mối đe dọa lớn gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế trong các ao nuôi thương phẩm. Bệnh EHP ở tôm không gây tỷ lệ tử vong cao nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm, là vấn đề đáng lo ngại đối với ngành nuôi tôm. Chính vì vậy việc phát hiện sớm và chính xác EHP trên tôm để đưa ra phác đồ điều trị nhanh chóng là rất cần thiết.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
EHP là gì?
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một loại ký sinh trùng thuộc ngành microsporidian, được mô tả đặc điểm và được từ đặt tên đầu tiên khi gây bệnh trên tôm sú Penaeus monodon tại Thái Lan vào năm 2009.EHP cũng xuất hiện nhiều ở Châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ
EHP được phát hiện ở gan tụy của tôm và có hình thái giống như một loài khác thuộc ngành microsporidian đã được phát hiện trong gan tụy của tôm he Penaeus japonicas ở Úc vào năm 2001.
Biểu hiện khi tôm nhiễm EHP
Tôm bị nhiễm vi bào tử trùng thường có các biểu hiện:
- Mềm vỏ do không hấp thu được khoáng chất. Tôm chậm lớn và bị lỏng ruột hoặc phân trắng dần kéo theo suy gan, sưng gan.
- Dạ dày và cơ lưng bụng bị hư tổn nghiêm trọng xuất hiện hiện tượng đục cơ đám mây làm suy giảm chức năng sinh lý của tôm.
- Nổi hạt gạo trên đốt ruột cuối (mủ đuôi), xoắn ruột. Cuối cùng là hỏng gan, hỏng ruột, ốp thân và chết lai rai.
EHP sống ký sinh chủ yếu trong lòng ống của các tế bào biểu mô gan tụy của tôm nên ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và lưu giữ chất dinh dưỡng thông thường của gan và tụy. Mặc dù không gây chết tôm nhưng EHP khiến tôm chậm phát triển nghiêm trọng ở P. vannamei. Vì vậy, vào năm 2009, các nhà khoa học cảnh báo các trang trại nuôi tôm và trại giống ở Châu Á theo dõi bệnh EHP đối với P. vannamei và P. mondon ở tôm bố mẹ và ấu trùng (PL). Tuy nhiên, các cảnh báo không được chú ý vì mọi sự tập trung đều hướng về hội chứng tử vong sớm (EMS) hoặc bệnh hoại tử gan cấp tính (AHPND). Do thiếu quan tâm nên sự lây lan của EHP đang xảy ra tại nhiều nước Châu Á như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia.
Cách phát hiện sớm EHP
Để kiểm tra sự hiện diện của EHP, phương pháp đơn giản nhất là thu mẫu gan tụy của tôm bố mẹ soi tươi hoặc nhuộm H&E để quan sát dưới kính hiển vi dưới vật kính 100X, nhưng các bào tử EHP cực kỳ nhỏ (< 1 micron) và đôi khi chỉ có số lượng nhỏ, ngay cả trong các mẫu bị nhiễm nặng nên rất khó quan sát.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng phương pháp PCR hoặc Realtime PCR để phát hiện EHP trong phân của tôm bố mẹ, môi trường nước ao nuôi, thức ăn và tôm Postlarvae trước khi thả. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn nhiều so với phương pháp soi kính hiển vi, đồng thời có thể phát hiện sớm sự hiện diện của EHP với số lượng rất thấp. Chính vì vậy phương pháp này đang được áp dụng khá phổ biến tại các trung tôm nuôi tôm lớn trên cả nước và thế giới.
Kiểm soát bệnh EHP trên tôm hiệu quả
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho tôm nhiễm bệnh EHP. Nên để kiểm soát bệnh EHP trên tôm người nuôi tôm cần kiểm soát 2 vấn đề chính:
Thứ nhất là phải đảm bảo rằng tôm ấu trùng (Postlarvae) trước khi thả không bị nhiễm EHP. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng nhất bằng xét nghiệm PCR hoặc Realtime PCR.
Thứ hai đối, người nuôi cần chú ý đến việc chuẩn bị ao thích hợp giữa các chu kỳ canh tác, đặc biệt là khi ao canh tác trước đây đã bị nhiễm EHP. Các bào tử của EHP có thành dày và không dễ bị bất hoạt. Ngay cả nồng độ chlorine cao cũng không hiệu quả.
Hiện tại, Công ty TNHH Thiết bị ABT đang cung cấp các bộ kit chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh thủy sản. Cho phép phép phát hiện chính xác và nhanh chóng các tác nhân bệnh EHP, EMS, WSSV,…với quy trình đơn giản, dễ thực hiện cùng giá thành cạnh tranh.
Mời Quý Khách hàng tham khảo thêm sản phẩm theo link: >>> Kit xét nghiệm bệnh thủy sản <<<
(Nguồn: Tổng hợp)
Công ty TNHH Thiết bị ABT chúng tôi luôn tự tin và tự hào với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực sinh học phân tử, đặc biệt là các xét nghiệm liên quan đến xét nghiệm bệnh virus, vi khuẩn trên người, thực phẩm, thủy sản, thú y…Nếu có bất kì thắc mắc hay cần trợ giúp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng: