CNSH đã và đang được phát triển và ứng dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Trong khuôn khổ của viết này, ABT Việt Nam chỉ đề cập đến việc ứng dụng CNSH ở các nước đang phát triển trên thế giới, những nơi có điều kiện tương ứng với điều kiện của Việt Nam.
Chăn nuôi ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Ở các nước này, phần lớn người chăn nuôi với quy mô nông hộ, diện tích đất nhỏ, số lượng gia súc ít. Đồng thời, họ phải chăn nuôi trong điều kiện khó khăn như: không có đủ điều kiện để khắc phục những khó khăn của khí hậu (nóng, ẩm, thiếu nước sạch…), không có đủ thông tin để xác định những nguồn thực phẩm có thể dùng cho gia súc. Vì vậy, khả năng sản xuất và sinh sản của gia súc ở các nước này còn khá thấp so với các nước có nền chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện đó, nếu áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là CNSH, sẽ giúp gia tăng đáng kể năng suất của gia súc.
Đã có nhiều kỹ thuật CNSH được áp dụng trong chăn nuôi ở cả các nước đã phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, những kỹ thuật CNSH chủ yếu đã được áp dụng thành công ở các nước đang phát triển là: công nghệ di truyền, công nghệ sinh sản bao gồm cấy truyền phôi và các kỹ thuật liên quan, công nghệ vắc xin và kỹ thuật chẩn đoán bệnh, công nghệ thức ăn chăn nuôi để cải thiện tính khả dụng của nguồn thức ăn chăn nuôi. Cụ thể:
– Công nghệ di truyền: việc ứng dụng công nghệ di truyền trên gia súc chưa mang lại nhiều kết quả so với trên cây trồng. Như trong kỹ thuật chuyển gen để tạo ra những sinh vật biến đổi gen (GMO), đã có nhiều cây trồng biến đổi gen (GMP) được đưa vào sản xuất đại trà như lúa, bắp, đậu nành… nhưng chưa có vật nuôi biến đổi gen (GMA) được đưa ra sản xuất. (trừ một số trường hợp dùng GMA để sản xuất dược phẩm cho ngành Y tế và cá hồi BĐG ở Mỹ). Trong chăn nuôi, chủ yếu vẫn đang nghiên cứu những gen có tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất như: HAL, ESR, RN, BLAD, phytase gene, keratin gene….
Somatotropin (BST hay PST) là sản phẩm đầu tiên của CNSH có tác dụng hiệu quả đến ngành chăn nuôi. Ngoài ra, hướng ứng dụng khác đang được chú ý mạnh mẽ ứng dụng CNSH trong việc chọn giống gia súc, VD: các nhà khoa học Mỹ và Canada đang thử nghiệm các thẻ sinh học phát quang (illuminar Bovine SNP50 BeadChip) là một miếng kính mỏng có chứa hàng ngàn marker DNA được gọi là những trạng thái khác nhau của nucleotide đơn hay SNPs (single nucleotide polymorphisms), chúng được sử dụng để tìm sự tương quan giữa DNA marker và các tính trạng. BeadChip đã được nghiên cứu để ứng dụng trên cả bò sữa và bò thịt và đang được thử nghiệm ở 23 cơ sở khác nhau thuộc 11 quốc gia.
– Công nghệ sinh sản: mục đích trực tiếp là nhằm cải thiện khả năng sinh sản của gia súc, từ đó gián tiếp giúp tăng năng suất, tăng tốc độ cải thiện di truyền và kiểm soát hiệu quả việc lây lan mầm bệnh qua sinh sản. Các kỹ thuật bao gồm: kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (Al), kỹ thuật gây đa xuất noãn và cấy chuyển phôi (MOET), kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), kỹ thuật xác định giới tính của phôi (SE), kỹ thuật nhân bản vô tính (Cloning)…
Xét nghiệm bằng kỹ thuật phân tử tại Trung tâm chẩn đoán – xét nghiệm bệnh động vật thuộc Cơ quan Thú y vùng 6 tại TP Hồ Chí Minh. (Nguồn: Báo Nhân dân)
– Công nghệ vắc xin và chẩn đoán bệnh: 90% các kỹ thuật CNSH liên quan đến vấn đề sức khỏe đều tập trung vào việc nghiên cứu giải quyết các vấn đề liên quan tại các nước phát triển, nơi chỉ chiếm 10% dân số trên thế giới. Chủ yếu là sản xuất các vắc xin tái tổ hợp (Recombinant DNA), bao gồm: xác định và xóa bỏ những gen sản xuất chất độc trên mầm bệnh (vi khuẩn hay virus) để sản xuất được những vắc xin sống an toàn, đồng thời xác định những cấu trúc phân tử của những protein từ mầm bệnh có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của vật chủ. Ngoài ra, những kỹ thuật CNSH khác như ELISA, PCR, kháng thể đơn dòng, kháng nguyên tái tổ hợp… đã trở thành những công cụ hữu hiệu và không thể thiếu trong việc chẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử trên gia súc.
Sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn giống chất lượng cao (Nguồn: Báo CAND)
– Công nghệ thức ăn chăn nuôi (TACN): để tăng tính khả dụng và hiệu quả của TACN, hai vấn đề đặt ra là công nghệ lưu trữ TACN trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và tăng giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu sử dụng. Ngoài ra, các hoạt chất như enzyme, probiotic, protein đơn bào, kháng sinh… đã được thêm vào trong TACN để trợ giúp quá trình hấp thụ dinh dưỡng của gia súc. Các chất hỗ trợ quá trình biến dưỡng cũng được sử dụng như rBST (recombinant Somatotropin).
Công ty TNHH Thiết bị ABT chúng tôi luôn tự tin và tự hào với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực sinh học phân tử, đặc biệt là các xét nghiệm liên quan đến xét nghiệm bệnh virus, vi khuẩn trên người, thực phẩm, thủy sản, thú y…Nếu có bất kì thắc mắc hay cần trợ giúp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng: