MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Xét nghiệm HBV là gì?
Xét nghiệm HBV hay còn được gọi là xét nghiệm viêm gan B. Đây là xét nghiệm dùng để xác định tình trạng có tồn tại hay không virus viêm gan B trong máu. Từ đó chẩn đoán xem bạn có đang bị nhiễm viêm gan B hay không và đang ở giai đoạn nhiễm nào. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra cho bạn các phương pháp điều trị để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn một cách kịp thời.
Xét nghiệm HBV là gì?
2. Khi nào nên xét nghiệm viêm gan B, bạn đã biết?
Việc xét nghiệm viêm gan B là rất quan trọng. Song, không phải ai cũng biết rõ khi nào nên thực hiện xét nghiệm này. Sau đây là một số trường hợp mà bạn sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm viêm gan B:
-
Bạn sẽ thực hiện xét nghiệm HBV khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu có liên quan đến các bệnh về gan cấp tính. Xét nghiệm này có thể cho bạn biết nguyên nhân chính có phải xuất phát từ viêm gan B hay không.
-
Việc xét nghiệm thường được thực hiện bởi mục đích là tầm soát những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh như là bác sĩ, nha sĩ và các y tá.
-
Ngoài ra, việc xét nghiệm này còn được các bác sĩ chỉ định khi tầm soát những người hiến máu để xác định có virus viêm gan B trong máu hay không. Từ đó để ngăn ngừa sự lây lan của virus.
-
Riêng với những người đã từng tiêm vắc xin, việc xét nghiệm sẽ giúp bạn xác định đã có các kháng thể trong cơ thể chưa. Bên cạnh đó, theo dõi xem vắc xin đã có tác dụng hay chưa.
-
Khi các bác sĩ theo dõi mức độ hiệu quả của việc điều trị ở những người đã bị mắc bệnh cũng được thực hiện xét nghiệm.
Khi nào nên xét nghiệm viêm gan B?
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm HBV, bạn đã biết
Quy trình thực hiện xét nghiệm HBV được tiến hành bởi các Bác sĩ và các chuyên viên y tế . Cụ thể như sau:
-
Đầu tiên, các chuyên viên y tế sẽ quấn gạc phía trên vị trí lấy máu. Điều này sẽ ngăn sự lưu thông máu của bạn làm ven nổi rõ hơn. Từ đó, việc đưa kim vào lấy máu sẽ dễ dàng hơn.
-
Tiếp theo, sẽ dùng cồn để lau sạch vùng chọc kim.
-
Các chuyên viên sẽ đưa kim vào mạch máu, tháo gạc và kéo nòng để lấy máu.
-
Khi đã thu thập đủ lượng máu thì bác sĩ sẽ rút kim.
-
Để ngăn chặn máu chạy ra bên ngoài khi rút kim ra, bạn sẽ được đặt một miếng gạc hoặc bông gòn lên vùng vừa lấy máu.
-
Cuối cùng sẽ dùng băng cá nhân dán lên vùng lấy máu.
4. Các xét nghiệm viêm gan B thường gặp
Tính đến thời điểm hiện nay, có nhiều loại xét nghiệm viêm gan B khác nhau. Mỗi loại đều có tác dụng và mục đích riêng. Sau đây là một số xét nghiệm thường gặp mà bạn nên tham khảo:
4.1. Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg)
Xét nghiệm này được thực hiện với mục đích để sàng lọc, phát hiện và giúp các Bác sĩ có thể chẩn đoán có xuất hiện của virus viêm gan B trong máu hay không. Thông thường việc chỉ định xét nghiệm HBsAg dùng để xác định người mang virus kể cả có biểu hiện và triệu chứng lâm sàng hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm này không phát hiện được viêm gan B thể ẩn (OBI).
4.2. Kháng thể bề mặt virus viêm gan B (anti-HBs)
Xét nghiệm này được chỉ định khi cần xác định cơ thể bạn đã có đủ nồng độ kháng thể bảo vệ sau khi tiêm vaccine chưa, hoặc bạn đã tạo đáp ứng kháng thể, hay nói cách khác là khỏi bệnh sau khi nhiễm HBV cấp tính chưa.
4.3. Kháng thể kháng lại kháng nguyên lõi của HBV
Đây là xét nghiệm kháng thể anti-HBc IgM và IgG. Đây là chất được cơ thể được sản sinh ra nhằm chống lại kháng nguyên tồn tại bên trong lõi của virus. Xét nghiệm này được thực hiện để phát hiện bạn nhiễm HBV cấp tính hay mạn tính hay đợt cấp của viêm gan B mạn tính.
4.4. Kháng nguyên e của vi rút viêm gan B ( HbeAg)
Xét nghiệm này được thực hiện nhằm để đánh giá khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B đối với những người khỏe mạnh. Dựa vào kết quả cũng như diễn biến của bệnh mà bác sĩ có thể căn cứ và đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau.
4.5. Xét nghiệm HbeAB
Một trong những xét nghiệm viêm gan B thường gặp đó là xét nghiệm HbeAB. Xét nghiệm này được thực hiện ở những bệnh nhân đang bị nhiễm vi rút viêm gan B. Khi HBeAb xuất hiện, HBeAg âm tính, HBV-DNA dưới ngưỡng, gọi là hiện tượng chuyển đảo huyết thanh, bệnh tiến triển tốt. Trường hợp HBeAb dương tính, HBeAg âm tính, HBV-DNA cao thì đây là hiện tượng đột biến tiền nhân, cần điều trị kịp thời.
4.6. Xét nghiệm định lượng virus viêm gan B (HBV-DNA)
Xét nghiệm này được tiến hành nhằm xác định cụ thể số lượng của virus tồn tại trong đơn vị thể tích huyết tương/huyết thanh. Số lượng này được đo bằng IU/ml hoặc copy/ml. Xét nghiệm này có ý nghĩa trong chẩn đoán viêm gan B thể ẩn (OBI), quyết định điều trị thuốc kháng virus và theo dõi trong quá trình điều trị.