MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Tổng quan về ngành chăn nuôi lợn tại Trung Quốc và Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước có thế mạnh về chăn nuôi lợn trên thế giới, trong đó, ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc đứng đầu thế giới, còn Việt Nam đứng thứ 6. Những năm gần đây, Trung Quốc và Việt Nam không ngừng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi lợn. Tháng 10/2024, tại Hội chợ Triển lãm ngành chăn nuôi lợn thế giới lần thứ 13, Liên minh Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc – ASEAN đã chính thức thành lập, đánh dấu hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi lợn giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN bước vào giai đoạn mới.

2. Ứng dụng công nghệ AI trong chăn nuôi lợn tại Trung Quốc
Trong thời đại bùng nổ công nghệ AI như hiện nay, ngành chăn nuôi lợn của hai nước Trung Quốc và Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy sử dụng công nghệ AI trong chăn nuôi lợn nhằm thu được hiệu quả cao hơn, tăng năng suất, nâng cao chất lượng, giảm rủi ro dịch bệnh, v.v.. Tháng 3/2025, hai nước đã tổ chức diễn đàn “Đổi mới trong ngành chăn nuôi lợn giữa Trung Quốc và Việt Nam” nhằm tiến hành trao đổi và thảo luận về con đường chuyển đổi số hóa, mở ra những con đường sáng tạo cho sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi lợn của cả hai quốc gia.
Ngày 23/12/2024, tại một cơ sở chăn nuôi lợn ở thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, nhân viên chăn nuôi nhẹ nhàng click chuột máy tính, thiết bị AI trong chuồng lợn tiến hành “nhận dạng” với mỗi con lợn, thiết bị giám sát kiểm tra có thể thu thập thông tin về thể trọng của mỗi con lợn. Hệ thống điều tiết môi trường thông minh luôn duy trì nhiệt độ thích hợp, độ ẩm vừa phải và không khí tốt lành, tạo sự thoải mái cho đàn lợn con yên tâm trưởng thành.
Một nhân viên chăn nuôi cho biết: “Chuồng lợn ở đây ít nhất có hàng nghìn con, nhân viên chăn nuôi hàng ngày khẳng định không thể đếm nổi, càng không thể nói đến việc tiến hành kiểm tra cho từng con. Hiện nay, những công việc này hoàn toàn do robot kiểm tra bằng công nghệ AI hoàn thành, nó có thể đi kiểm tra chuồng lợn 24/24, tìm hiểu về việc ăn uống và tình trạng sức khỏe của đàn lợn ngay trong lúc đó, lập báo cáo phản hồi cho chúng tôi”.

3. Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng AI trong ngành chăn nuôi lợn
Khi có công nghệ AI, rất nhiều cơ sở chăn nuôi lợn ở Trung Quốc đã thực hiện quản lý không cần đến nhân công. Là nước lớn thứ hai về chăn nuôi lợn ở châu Á, Việt Nam cũng đang ngày càng coi trọng ứng dụng AI trong chăn nuôi lợn. Đầu năm 2025, một thiết bị chăn nuôi lợn thông minh do nhóm nghiên cứu của Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc nghiên cứu phát triển đã được bán cho một công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi lợn. Đầu tháng 3/2025, công ty này tiếp tục đặt hàng thêm 10 bộ máy.
Ngoại hình của robot chăn nuôi lợn thông minh này giống như chiếc “hộp đen” hình vuông, lắp đặt ở phía trên chuồng lợn, trượt men theo hình chữ U trên đỉnh chuồng để kiểm tra tình hình phát triển của mỗi một con lợn, chỉ cần lướt qua là biết được thể trọng lớn nhỏ của lợn, tránh được các phản ứng tự nhiên thái quá của động vật khi nhân viên chăm sóc thực hiện cân đo, kiểm tra tổng thể, v.v.. Từ đó đã hoàn toàn thực hiện quản lý bằng máy móc không cần đến nhân công. Có thể nói, công nghệ AI sử dụng các hệ thống camera giám sát và cảm biến sinh học thông minh để theo dõi sức khỏe của đàn lợn, việc này sẽ giúp nhân viên chăn nuôi phát hiện sớm những bất thường ở đàn lợn và nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý hữu hiệu.
4. Hiệu quả của AI trong chăn nuôi lợn
Công nghệ AI chăn nuôi lợn có hiệu quả thế nào? Trong thời gian Hai kỳ họp Trung Quốc vào tháng 3/2025, ông Lưu Khánh Phong, Đại biểu Nhân đại Toàn quốc, Chủ tịch Công ty IFLYTEK – doanh nghiệp chuyên về ngữ âm thông minh và trí tuệ nhân tạo Trung Quốc cho biết, hiện nay, công nghệ AI có thể tự động phán đoán tiếng ho của lợn, thông qua các loại âm thanh có thể phán đoán lợn có gì bất thường hay không, thông qua robot giám sát có thể nắm bắt được dáng đi của lợn, phán đoán cơ thể của lợn liệu có vấn đề gì không. Ông Lưu Khánh Phong cho biết, thông qua phán đoán của AI có thể thể nâng cao lỷ lệ sống của lợn từ 83% tăng lên đến 87%, dựa trên công nghệ AI, còn có thể phối liệu thức ăn cho lợn một cách hợp lý hơn, để phối liệu không những khoa học hơn, mà còn khiến đàn lợn khỏe mạnh hơn.

Trong bảng xếp hạng doanh nghiệp chăn nuôi lợn toàn cầu công bố năm 2024, Trung Quốc có 25 doanh nghiệp lớn về chăn nuôi lợn, chiếm 50%. Trung Quốc có 3 doanh nghiệp trong Top 5, đứng đầu là Tập đoàn Muyuan, đứng thứ hai là Tập đoàn Wens, đứng thứ tư là Tập đoàn New Hope Group.
5. Tương lai của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam – Trung Quốc
Ngày 16/10/2024, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác với Tập đoàn Muyuan Trung Quốc. Người phụ trách Tập đoàn Muyuan cho biết, hai bên sẽ phát huy ưu thế của mình, tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh thị trường trong tương lai, thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng cao hơn và phát triển xanh. Tin tưởng có thể giúp Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF đến năm 2030 thực hiện quy hoạch vĩ mô mở rộng xây dựng 100 cơ sở chăn nuôi, số lượng lợn nái lên đến 450 nghìn con, và sản lượng hàng năm đạt 10 triệu con.
Trong khi đó người phụ trách Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam cho biết, thỏa thuận hợp tác giữa BAF và Tập đoàn Muyuan sẽ giúp BAF đạt mục tiêu trở thành tập đoàn chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2030, đồng thời nâng cao nhận diện thương hiệu trên toàn thế giới. Thỏa thuận giữa hai doanh nghiệp này tập trung vào việc chuyển giao công nghệ thiết bị chuồng trại và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quy trình chăn nuôi, nhằm đảm bảo an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Công ty BAF cũng kỳ vọng trong 5 năm tới sẽ tăng trên 12 lần năng lực cung ứng sản phẩm từ thịt lợn.
Trang thông tin điện tử nguoiquansat.vn của Việt Nam đánh giá rằng, là hai nước sản xuất thịt lợn lớn trên thế giới, Việt Nam và Trung Quốc có tiềm năng mở rộng thị trường xuất khẩu. Trung Quốc đang tập trung phát triển hệ thống phân phối hiện đại, trong khi Việt Nam đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu Á và châu Âu. Việc đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế sẽ là yếu tố quan trọng giúp ngành chăn nuôi lợn của hai nước cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Nguồn: CMG