MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45°C nó bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới trong năm 2020, thế giới có khoảng 7,1 triệu trường hợp mắc bệnh mới, trong đó số ca mắc mới ở Việt Nam là 1,1 triệu ca.
Các phần sau lần lượt trình bày về các nghi vấn bệnh giang mai lây qua đường nào?; triệu chứng bệnh qua các giai đoạn; cách phòng bệnh giang mai và cuối cùng là phân loại xét nghiệm bệnh giang mai.
Các con đường lây nhiễm bệnh giang mai
Bệnh giang mai lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn thâm nhập qua da – niêm mạc của bộ phận sinh dục bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ tình dục miệng – sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới,…).
Bệnh giang mai có thể lây qua đường truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn) và gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn.
Nếu người mẹ có thai bị giang mai mà không được điều trị cũng có thể lây truyền cho thai nhi (giang mai bẩm sinh).
Vậy khi mắc bệnh giang mai thì người bệnh có triệu chứng gì?
Các giai đoạn bệnh giang mai
Bệnh giang mai thường phát triển âm thầm và bao gồm 4 giai đoạn:
- Nguyên phát
- Thứ phát
- Giang mai tiềm ẩn (giang mai âm thầm)
- Giang mai muộn
Triệu chứng và dấu hiệu bệnh giang mai của từng giai đoạn:
Giai đoạn | Mô tả | Triệu chứng và Dấu hiệu |
Giang mai mắc phải | ||
Nguyên phát | Truyền nhiễm | Săng (loét da nhỏ, thường không đau), hạch bạch huyết vùng |
Thứ phát | Truyền nhiễm
Xảy ra hàng tuần cho đến vài tháng sau giai đoạn sơ khai |
Phát ban (có thể nhầm lẫn với phát ban do một số rối loạn khác), lở loét trên niêm mạc, rụng tóc, sốt, nhiều triệu chứng khác |
Âm thầm (Giang mai tiềm ẩn) | Không có triệu chứng; nói chung là không lây nhiễm
Có thể kéo dài không xác định hoặc sẽ được theo sau bởi bệnh giai đoạn cuối |
Giang mai tiềm tàng giai đoạn đầu (nhiễm bệnh < 1 năm), đôi khi với sự tái phát của các tổn thương nhiễm trùng
Giống giang mai muộn (nhiễm trùng ≥ 1 năm), hiếm khi xảy ra tái phát; xét nghiệm huyết thanh dương tính |
Muộn hoặc lan tỏa | Triệu chứng; không truyền nhiễm | Phân loại lâm sàng là giang mai tiền liệt lành tính, giang mai tim mạch, hoặc chứng đau thần kinh (ví dụ, chứng thần kinh thần kinh không triệu chứng, mạch máu não, rối loạn vị giác) |
Giang mai bẩm sinh*† | ||
Sớm | Triệu chứng
Xảy ra đến 2 tuổi |
Bệnh rõ ràng (ví dụ: gan lách to, vàng da, viêm mũi, phát ban, hạch to, bất thường về xương) |
Muộn | Triệu chứng
Xảy ra sau trong cuộc đời |
Bất thường kiểu Hutchinson răng, mắt hoặc xương |
* Bệnh giang mai bẩm sinh có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc tử vong sơ sinh. Khoảng 40% số trẻ sinh có mẹ mắc bệnh giang mai không được điều trị sẽ chết lưu hoặc chết vì nhiễm trùng khi mới sinh (xem Centers for Disease Control and Prevention: Syphilis).
† Cũng có thể tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn vĩnh viễn (không có triệu chứng). |
Phòng bệnh giang mai như thế nào?
Sau đây là một số cách phòng chống bệnh giang mai:
– Xét nghiệm giang mai cho tất cả phụ nữ mang thai vào lần khám thai đầu tiên sử dụng test nhanh giang mai để phát hiện, điều trị sớm, ngăn ngừa lây truyền giang mai từ mẹ sang con.
– Truyền thông giáo dục cho cộng đồng, đặc biệt quần thể nguy cơ cao (gái mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới) về nguyên nhân gây bệnh, đường lây, biến chứng, cách phòng bệnh, lợi ích của việc xét nghiệm và điều trị sớm.
– Thực hành tình dục an toàn.
– Tập huấn chuyên môn cho các bác sỹ đa khoa, bác sỹ chuyên khoa da liễu và sản phụ khoa ở các tuyến từ trung ương đến địa phương về chẩn đoán sớm, điều trị đúng và đủ bệnh giang mai, giảm tối đa giang mai bẩm sinh.
Sơ lược về phân loại xét nghiệm phát hiện bệnh giang mai
Mặc dù T. pallidum không nuôi cấy được trong môi trường nuôi cấy nhưng có nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh giang mai trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, không có xét nghiệm tối ưu duy nhất, mỗi phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau.
Xét nghiệm gián tiếp
Xét nghiệm huyết thanh học là cơ sở chính trong chẩn đoán và theo dõi bệnh giang mai. Bệnh giang mai tiềm ẩn chỉ có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm huyết thanh học.
Các xét nghiệm treponema (TT) và không treponema (NTT) được sử dụng trong chẩn đoán bệnh giang mai.
Xét nghiệm NTT phát hiện kháng thể kháng lecithin, cholesterol và cardiolipin, là các chất hiện diện ở nhiều bệnh nhân nhiễm giang mai, bao gồm các xét nghiệm như Venereal Diseases Research Laboratory (VDRL), xét nghiệm huyết tương nhanh (RPR), xét nghiệm Toluidine Red Unheated Serum (TRUST)…
Xét nghiệm TT phát hiện kháng thể kháng trực tiếp kháng nguyên T. pallidum như TpN47, TpN17 và TpN15, dùng để phát hiện kháng thể IgM và IgG, bao gồm các xét nghiệm như: xét nghiệm T. Pallidum Haemagglutination (TPHA), xét nghiệm Micro-Haemagglutination đối với T. Pallidum (MHA-TP), xét nghiệm T. Pallidum Passive Particle Agglutination (TPPA), xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody absorption (FTA-abs), xét nghiệm miễn dịch Enzyme Treponemal (EIA), xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang (CIA), xét nghiệm IgG immunoblot đối với T. pallidum.
Xét nghiệm bệnh học/ phân tử (phát hiện trực tiếp)
Xét nghiệm bệnh học/ phân tử phát hiện trực tiếp T. pallidum bằng cách kiểm tra dịch lỏng hoặc phết tế bào tổn thương trên lam kính để kiểm tra mô học của các mô trên kính hiển vi, hoặc phương pháp khuếch đại axit nucleic như phản ứng PCR. Các phương pháp dựa trên phản ứng PCR chưa được chuẩn hóa nhưng chúng có độ nhạy cao, có thể phát hiện 1 đến 10 sinh vật trong một mẫu bệnh phẩm với độ đặc hiệu cao. PCR chắc chắn sẽ là xét nghiệm lựa chọn cho bệnh giang mai bẩm sinh, bệnh giang mai thần kinh và bệnh giang mai nguyên phát sớm do các xét nghiệm truyền thống có độ nhạy hạn chế.
Công ty TNHH Thiết bị ABT chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp hóa chất phát hiện bệnh giang mai bằng phương pháp sinh học phân tử. Mời quý khách hàng tham khảo sản phẩm: TOPSENSI® TREPONEMA PALLIDUM QPCR KIT (RUO) (SQH-110).
Nguồn tham khảo
- QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI
- KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM BỆNH GIANG MAI – BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC
- Bệnh giang mai – MSD
- Centers for Disease Control and Prevention: Syphilis