MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
- Nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?
- Đối tượng bị ảnh hưởng bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)?
- Các triệu chứng của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD) là gì?
- + Đau bụng, sốt.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) được chẩn đoán như thế nào?
- Các phương pháp điều trị và phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là gì?
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
(Sexually Transmitted Diseases – STDs) là các bệnh nhiễm trùng lây truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục. Chúng thường lây lan khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, dương vật, miệng hoặc hậu môn. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây truyền từ người mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Những con đường khác mà STD có thể lẫy nhiễm bao gồm trong thời kỳ cho con bú, truyền máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm.
Hiện nay có hơn 20 loại STDs, bao gồm:
- Chlamydia
- Herpes sinh dục (Genital herpes)
- Bệnh lậu (Gonorrhea)
- HIV
- HPV
- Rận mu (Pubic lice)
- Giang mai (Syphilis)
- Trichomoniasis
Nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?
- STD có thể do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra
Đối tượng bị ảnh hưởng bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)?
- Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng tới cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên đối với phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng lớn hơn về các vấn đề liên quan đến sức khi mắc phải các bệnh STDs và ảnh hưởng nghiệm trọng hơn đối với trẻ nhỏ.
Các triệu chứng của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD) là gì?
- STD không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng cụ thể hoặc có chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ khó nhận biết được. Tuy nhiên có một số triệu chứng điển hình khi mắc phải bao gồm:
+ Dịch tiết bất thường từ dương vật hoặc âm đạo
+ Vết loét hoặc có mụn cóc vùng sinh dục
+ Đi tiểu đau hoặc thường xuyên đi tiểu nhiều lần
+ Mụn nước hoặc vết loét trong hoặc xung quang miệng
+ Âm đạo có mùi bất thường
+ Ngứa hậu môn, đau nhức hoặc chảy máu
+ Đau bụng, sốt.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) được chẩn đoán như thế nào?
- Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể được chẩn đoán khi khám sức khỏe hoặc thông qua kiểm tra bằng kính hiển vi vết loét hoặc dịch được lấy từ âm đạo, dương vật hoặc hậu môn. Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán các loại STD khác.
- Hiện nay phương pháp được áp dụng phổ biến cho phét phát hiện đồng thời đa tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục đó là phương pháp Realtime PCR, sử dụng các kit xét nghiệm đa tác nhân.
Các phương pháp điều trị và phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là gì?
Điều trị:
Điều trị hiệu quả hiện có sẵn cho một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Ba loại vi khuẩn (chlamydia, lậu và giang mai) và một STI ký sinh trùng (trichomonas) thường có thể chữa khỏi bằng phác đồ kháng sinh liều đơn hiện có.
- Đối với herpes và HIV, các loại thuốc hiệu quả nhất hiện có là thuốc kháng vi-rút có thể giảm triệu chứng bệnh và khả năng lây nhiễm, mặc dù chúng không thể chữa khỏi bệnh.
- Đối với viêm gan B, thuốc kháng vi-rút có thể giúp chống lại vi-rút và làm chậm tổn thương gan.
Phòng chống:
- Sử dụng bao cao su đúng cách làm giảm đáng kể nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc hoặc lây lan các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tiêm vắc-xin để ngăn ngừa HPV và viêm gan B.
Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/sexuallytransmitteddiseases.html