MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Thu thập mẫu để chẩn đoán nhiễm virus như thế nào?
Bệnh lý trên cơ thể người rất đa dạng, có thể do một hoặc nhiều căn nguyên gây ra với những biểu hiện lâm sàng từ nhẹ đến nặng. Chính vì thế, muốn chẩn đoán chính xác bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh là gì thì cần phải dùng đến phòng thí nghiệm.
Đối với phòng thí nghiệm chẩn đoán nhiễm virus, kỹ thuật viên phải làm việc với những mẫu bệnh phẩm lâm sàng có nguy cơ gây nhiễm dưới dạng khí dung, nên khả năng đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm rất cao, để đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm tốt nhất phòng xét nghiệm phải đạt chuẩn và kỹ thuật viên phải được đào tạo đầy đủ.
Công việc thu thập mẫu để chẩn đoán nhiễm virus rất quan trọng, thời gian lấy mẫu bệnh phẩm ở người bệnh, vị trí lấy mẫu, cách bảo quản và vận chuyển mẫu… là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của người bệnh.
Trong trường hợp muốn phân lập virus thì mẫu bệnh phẩm cần phải được thu thập trong giai đoạn sớm của bệnh (thời gian nhiễm virus huyết) và trong suốt thời gian đào thải virus.
Nếu muốn chẩn đoán huyết thanh thì các mẫu huyết thanh cần được lấy theo đúng thời gian quy định. Quá trình lựa chọn loại mẫu để thu thập đối với từng bệnh cũng đòi hỏi kỹ thuật viên xét nghiệm phải có sự hiểu biết về bệnh sinh
Thu thập mẫu để chẩn đoán nhiễm virus được thực hiện tại phòng thí nghiệm
2. Nuôi cấy virus từ bệnh phẩm lâm sàng
Động vật phòng thí nghiệm hoặc tế bào một lớp có thể sử dụng để phân lập virus. Quá trình nuôi cấy virus phải đảm bảo nghiêm ngặt về cách bảo quản, nhiệt độ và thời gian gửi đến phòng thí nghiệm (thời gian ngắn nhất).
Các bệnh phẩm không có khả năng bội nhiễm vi khuẩn như máu, dịch não tủy, mảnh tổ chức sinh thiết… thì không cần xử lý kháng sinh, nếu bệnh phẩm có thể bội nhiễm vi khuẩn như nước tiểu, nước mũi họng, phân… thì cần xử lý bằng kháng sinh diệt khuẩn và nấm ở nồng độ thích hợp trước khi thực hiện việc nuôi cấy virus.
Sau khi đã tiến hành nuôi cấy virus trên các dòng tế bào nhạy cảm hoặc trên động vật thí nghiệm thì cần quan sát các biểu hiện bệnh lý trên tế bào hoặc trên động vật để có thể thu nhặt các mẫu virus nghi ngờ và tiếp tục định loại bằng các kỹ thuật thích hợp.
Quá trình nuôi cấy virus phải đảm bảo nghiêm ngặt về cách bảo quản, nhiệt độ và thời gian
3. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus
-
Phát hiện virus nhanh bằng kính hiển vi
Nhờ vào kính hiển vi có thể giúp quan sát được các vật thể có kích thước vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Khả năng gấp độ phóng đại bình thường từ 40 – 3000 lần của kính hiển vi giúp phát hiện virus gián tiếp qua sự xuất hiện của các tế bào lympho, macrophage và tế bào khổng lồ.
-
Phát hiện virus bằng kính hiển vi điện tử
Phát hiện virus bằng kính hiển vi điện tử là một trong những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus được sử dụng phổ biến, giúp phát hiện virus từ mẫu bệnh phẩm lâm sàng.
-
Phát hiện kháng nguyên
Trong trường hợp chủng virus gây bệnh không có nhiều type huyết thanh thì việc phát hiện kháng nguyên trực tiếp sẽ giúp chẩn đoán nhanh. Tuy nhiên, yêu cầu lượng kháng nguyên có trong mẫu phải đủ để có thể phát hiện bằng huyết thanh chuẩn.
-
Phương pháp nhuộm miễn dịch
Nhuộm miễn dịch là phương pháp chẩn đoán nhiễm virus được sử dụng để có thể phát hiện một số loại virus ở đường hô hấp trên như virus cúm A, RSV, virus quai bị, virus sởi, virus Herpes Simplex từ bọng nước…
Phương pháp nhuộm miễn dịch
-
Chẩn đoán huyết thanh học
Trước tiên cần phải định lượng kháng thể virus, các phương pháp để xác định bao gồm:
Phương pháp xác định trực tiếp sự tác động qua lại giữa kháng nguyên và kháng thể;
Phương pháp phụ thuộc vào khả năng của kháng thể tác động qua lại với kháng nguyên, thực hiện với một vài chức năng không liên quan đến virus;
Phương pháp xác định trực tiếp khả năng kháng thể cản trở một vài chức năng đặc hiệu của virus.
Sau khi định lượng kháng thể virus, kỹ thuật viên sẽ đáp ứng kháng thể đối với nhiễm virus. Trong hầu hết các trường hợp nhiễm virus tiên phát, lượng kháng thể sẽ tăng lên một cách có ý nghĩa trong huyết thanh. Chính vì vậy, xác định mức độ kháng thể trong cặp mẫu huyết thanh thu thập ở giai đoạn sớm trong quá trình bệnh (cấp) và muộn hoặc sau khi đã khỏi bệnh (lui bệnh) có thể được sử dụng để chẩn đoán.
-
Định lượng kháng thể IgM và IgA
Kháng thể IgM thường được tạo ra sớm trong cơ thể của người bệnh sau nhiễm virus và thường tồn tại trong khoảng từ 1 – 3 tháng có khi lâu hơn. Khi có sự nhân lên hoặc hiện diện của virus trong cơ thể thì sẽ tạo ra IgM. Do vậy, định lượng IgM là một công cụ hữu hiệu trong chẩn đoán nhiễm virus cho kết quả chẩn đoán sớm trong quá trình nhiễm bệnh, rất hữu ích để quản lý bệnh nhân.
-
Phương pháp miễn dịch pha rắn
Đây là phương pháp có nhiều ưu việt trong chẩn đoán các bệnh lý do người bệnh nhiễm virus. Chỉ cần một thời gian ngắn, miễn dịch pha rắn có thể giúp chẩn đoán các bệnh liên quan đến virus viêm gan A, B, virus Rota….
-
Phương pháp kháng thể huỳnh quang
Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus này chủ yếu được sử dụng để đánh giá mô phổi tươi/đông đá hoặc BAL. Mẫu sẽ được gắn trực tiếp với những kháng thể huỳnh quang để xem các nucleocapsid (1 loại Protein đặc hiệu của virus) có hiện diện trong mẫu hay không.
-
Phát hiện vật liệu di truyền (nucleic acid)
Phát hiện vật liệu di truyền trong chẩn đoán nhiễm virus bao gồm kỹ thuật lai ghép (Hybridization) và phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase chain reaction – PCR).
Đối với kỹ thuật lai, có thể kể đến phương pháp lai Reverse Dot Blot (RDB): Phát hiện mục tiêu là vật liệu di truyền đặc hiệu của virus. Hiện ABT đang phân phối bộ KIT định tính đồng thời 35 type virus HPV ứng dụng phương pháp RDB
Đối với phản ứng chuỗi Polymerase: Hiện nay, công ty ABT phân phối hóa chất, thiết bị vật tư phục vụ các xét nghiệm ứng dụng phương pháp này. Với đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm, công ty cung cấp trọn bộ giải pháp từ Lấy mẫu tới Tách chiết và Xét nghiệm Realtime PCR nhiều tác nhân bệnh trên người như:
- Định tính các type HPV gây bệnh trên người
- Định lượng HBV (virus viêm gan B)
- Định lượng HCV (virus viêm gan C)
- Định tính vi khuẩn lao
- Định tính HSV