MỤC LỤC BÀI VIẾT
Mycobacterium tuberculosis là gì
Lao là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Tính đến thời điểm tháng 7 năm 2006, Việt Nam được WHO xếp thứ 13 trong 22 nước có số lượng bệnh nhân lao cao nhất thế giới, trong khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3, sau Trung Quốc và Philippin. Đến năm 2008, theo báo cáo của WHO, Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhân tái phát và điều trị thất bại tăng (năm 2004 là 6,4%; năm 2008 là 7,7%), đặc biệt bệnh lao đang xuất hiện và có xu hướng tăng của các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc và đa kháng thuốc.
Các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis
Hiện nay có nhiều phương pháp phát hiện vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân như chụp X-quang phổi, xét nghiệm nhuộm soi, ELISA, sinh học phân tử: PCR lao, MTBC/NTM Real Time PCR, MTB TRC Ready, TM (Nontuberculous Mycobacteria) định danh LPA, nuôi cấy, giải phẫu bệnh (sinh thiết) và một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán khác, …Để hiểu hơn các xét nghiệm hiện đang được áp dụng hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu tới Quý khách hàng một số phương xét nghiệm tiêu biểu.
-
Xét nghiệm nuôi cấy lao MGIT
– Phương pháp được thực hiện nhằm mục đích xác định chính xác sự hiện diện của vi khuẩn Lao trong mẫu bệnh phẩm.
– Bệnh phẩm đờm được tiến hành nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau đó tiến hành phân lập đinh danh và làm kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Lao.
Nhược điểm:
+ Thời gian lâu: mất từ 1-2 tuần
+ Quá trình nuôi cấy đảm bảo vô trùng.
-
Xét nghiệm nhuộm soi tìm AFB
– Xét nghiệm AFB (acid-fast bacilli) là một phương pháp nhuộm để phát hiện trực khuẩn kháng cồn kháng acid, được thực hiện trên mẫu bệnh phẩm lâm sàng có nghi ngờ chứa Mycobacteria như: Đờm, dịch phế quản, mô, dịch não tủy. để phát hiện và phân biệt các vi khuẩn có đặc tính kháng cồn và kháng acid với các loại vi khuẩn khác.
– Kỹ thuật này được sử dụng để phát hiện các vi khuẩn Mycobacterium, có khả năng kháng cồn, kháng acid, do các trực khuẩn Mycobacterium không bắt màu bằng phương pháp nhuộm Gram thông thường.
– Phương pháp này được giới thiệu lần đầu bởi Paul Ehrlich và được sửa đổi bởi hai nhà khoa học người Đức là Franz Ziehl và Friedrich Neelsen
Ưu điểm:
+ Kết quả nhanh, trong 2h
+ Kỹ thuật khá đơn giản, dễ thực hiện
Nhược điểm:
+ Độ nhạy của phương pháp khá thấp.
Xét nghiệm sinh học phân tử Real-time PCR
- Đây là phương pháp khuếch đại nhanh các bản sao DNA của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Khi áp dụng phương pháp xét nghiệm trên, các bác sĩ có thể lấy các mẫu bệnh phẩm như: dịch phổi, máu hoặc dịch đờm của người nghi nhiễm bệnh.
- Đây là một trong những phương pháp hiện đại, được sử dụng ngày càng rộng rãi hiện nay. Đặc biệt là độ chính xác của phương pháp rất cao.
- Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sinh phẩm, vật tư phục vụ cho xét nghiệm trong y tế. Công ty TNHH Thiết bị ABT đã cung cấp cho các đối tác khách hàng bộ kit xét nghiệm cho phép phát hiện Mycobacterium tuberculosis (MTB) trong mẫu sinh thiết, mẫu đờm bằng kỹ thuật Realtime PCR.
Xét nghiệm lao tiềm ẩn IGRA – Quantiferon
- Xét nghiệm Quantiferon là phương pháp xét nghiệm máu với mục đích chẩn đoán sự hiện diện của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.
- Phương pháp này dựa trên mức độ phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể đối với vi khuẩn Lao.
- Xét nghiệm Quantiferon được áp dụng ưu tiên đối với những đối tượng bệnh nhân như:
+ Bệnh nhân đang phải điều trị corticoid kéo dài
+ Người bị suy giảm miễn dịch do HIV
+ Những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao
+ Những người đã tiêm phòng vaccin BCG.
- Ưu điểm:
+ Cho kết quả xét nghiệm tương đối nhanh 24h
- Nhược điểm:
+ Không áp dụng được với bệnh nhân dưới 5 tuổi
+ Những người mới nhiễm vi khuẩn lao hoặc bị suy giảm miễn dịch sẽ không áp dụng xét nghiệm được.
-
Xét nghiệm phản ứng Tuberculin
– Tuberculin là protein (chất đạm) tinh chất chiết xuất từ vi khuẩn TB (nhưng không có vi khuẩn TB còn sống). Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách: Tiêm một lượng nhỏ Tuberculin của vi khuẩn lao (kháng nguyên) vào cánh tay của bệnh nhân. Nếu đã từng tiếp xúc với vi khuẩn lao, da của bệnh nhân sẽ phản ứng với kháng nguyên với biểu hiện là xuất hiện một vết sưng đỏ tại vị trí tiêm trong vòng 2 ngày.
– Nhược điểm phương pháp: Khi xét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh nhân lao dương tính, cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác như chụp X-quang, xét nghiệm soi đờm và cấy đờm để xác định thể Lao là hoạt động hay không hoạt động. Do vậy chỉ với một phương pháp này chưa thể khẳng định được tình trạng nhiễm bệnh của bệnh nhân.
– Hiện nay phương pháp này ít được sử dụng để xác định bệnh Lao tại các bệnh viện do kỹ thuật làm khá phức tạp, mất nhiều thời gian để theo dõi bệnh nhân. Do vậy các kỹ thuật khác đã thay thế, giúp bệnh nhân tiện lợi hơn và giá trị chẩn đoán cao hơn.