Ngày 21/4/2020, mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng châu Á – Thái Bình Dương (NACA) đã ban hành tài liệu hướng dẫn phòng chống loài virus mới có tên là Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây.
Virus DIV1 đặc biệt nguy hiểm trên tôm nuôi vì có thể gây chết hàng loạt với tỷ lệ lây nhiễm lớn và tốc độ gây chết rất nhanh chỉ trong vòng hai đến ba ngày kể từ khi phát hiện nhiễm đầu tiên cho đến khi tất cả tôm trong ao bị chết. Virus lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và đã được phát hiện gây bệnh trên một số loài tôm biển, tôm nước lợ và tôm nước ngọt. Hiện nay, đã phát hiện một số loài cảm nhiễm virus DIV1, bao gồm: tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus), tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tôm hùm đất hay tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii), tôm càng sông hay tôm chà (Macrobrachium nipponense) và tôm gai (Exopalaemon canrinicauda), tôm sú (P. monodon) hoang dã ngoài tự nhiên vùng biển Ấn Độ Dương cũng được báo cáo là dương tính với virus DIV1. Trong thực tế, phân bố của virus DIV1 trên thế giới có thể rộng hơn nhiều do chưa được điều tra cụ thể.
Các thông tin di truyền học cho thấy virus DIV1 thuộc loại DNA, một thành viên mới trong họ Iridoviridae, phân họ Betairidovirinae, chi Decapodiridovirus. Hiện nay do là một chủng virus mới nên con đường truyền lây truyền chưa xác định rõ. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết giun nhiều tơ (sử dụng làm thức ăn cho tôm bố mẹ, tôm hoang dã) cũng bị nhiễm virus DIV1 và là nguồn bệnh có khả năng làm lây truyền virus gây bệnh trên tôm.
Khi tôm bị nhiễm bệnh sẽ có các triêu chứng sau: lờ đờ, mất khả năng bơi, ở giai đoạn cuối thường chìm xuống đáy và chết, tôm chết hàng ngày, tỷ lệ chết lũy kế trong ao có thể lên tới 80%. Thời gian gây chết 50% ao (LT50) của DIV1 trong thực nghiệm là 8,11 ± 0,81 ngày, gấp hai lần so với virus WSSV. Trên tôm thẻ chân trắng, dấu hiệu lâm sàng của tôm bị nhiễm DIV1 không điển hình, bao gồm các dấu hiệu: cơ thể có màu hơi đỏ, gan tụy teo và nhạt màu, dạ dày và ruột rỗng. Còn trên tôm càng xanh khi bị nhiễm bệnh sẽ có các dấu hiệu điển hình là có một một vùng đặc trưng hình tam giác màu trắng (là mô của cơ quan tạo máu) bên trong phần giáp đầu ngực (dưới chủy đầu) nên gọi là bệnh “đầu trắng”.
a) | b) | c) |
Hình 1. a) P.vannamei khỏe mạnh (bên trái) và tôm bị bệnh do DIV1 (bên phải) nhạt màu, ruột rỗng (Qiu, 2017). b) Gan tụy tôm P. vannamei, nhiễm DIV1 bị nhạt màu (Qiu, 2017). c) Khu vực màu trắng bên trong tam giác giáp đầu ngực của tôm càng xanh nhiễm DIV1 (Qiu, 2019a)
Khi quan sát tiêu bản vi thể mẫu tôm nhiễm bệnh (nhuộm bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch H &E) thấy trong mô của cơ quan tạo máu, cơ quan bạch huyết, huyết cầu trong mang, các xoang của gan tụy và chân bò trong có các hạt bắt màu Eosin hồng đậm trộn lẫn với các hạt nhỏ bắt màu Basophilic, và nhân tế bào đông đặc. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử các tế bào chất của các mô nói trên thấy xuất hiện các hạt virion có cấu trúc đặc trưng hai mươi mặt màu ánh kim.
Hình 2. Mô bệnh học P. vannamei nhiễm DIV1. Mũi tên màu đen cho thấy các thể vùi tăng bạch cầu ái toan xen kẽ với nhuộm nhỏ basophilic, mũi tên màu trắng cho thấy nucleic bị co cụm. (a). mô tạo huyết; (b). mang; (c). xoang gan tụy, và (d). chân bơi. Nhuộm H&E, thanh 10µm.
Hình 3. Các hạt vi rút ánh kim hai mặt điển hình trong tế bào máu của P. vannamei bị nhiễm DIV1 (Qiu, 2017)
Chẩn đoán bệnh dựa trên hình thái và triệu chứng tôm bị nhiễm bệnh đối với tôm thẻ chân trắng cho thấy: tôm bị bệnh không có triệu chứng, bệnh tích điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên việc chẩn đoán lâm sàng chỉ có tính hỗ trợ định hướng trong quá trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh. Đối với tôm càng xanh (M. rosenbergii): Tôm bị bệnh thường có dấu hiệu điển hình là mô cơ quan tạo máu có màu trắng bên trong phần giáp đầu ngực (dưới chủy đầu) nên còn được gọi là bệnh “đầu trắng”. Do vậy, có thể sử dụng tôm càng xanh như một loài chỉ thị trong trường hợp nghi ngờ có bệnh do DIV1 xuất hiện.
Để chẩn đoán chính xác virus DIV1 cần sử dụng phương pháp sinh học phân tử với 2 phương pháp: Nested PCR và Real-time PCR. Phương pháp Nested PCR (Qiu, 2017): Nested PCR được tiến hành theo 2 bước riêng biệt sử dụng 2 cặp mồi bắt cặp với gen ATPase của DIV1 (SHIV-F1/R1 và SHIV-F2/R2). Trong bước đầu tiên, PCR nhân đoạn gen có kích thước 457 bp, bước thứ 2 đoạn 129 bp được nhân lên.
(SHIV-F1: 5′ GGG CGG GAG ATG GTG TTA GAT-3′
SHIV-R1: 5′-TCG TTT CGG TAC GAA GAT GTA-3′
SHIV-F2: 5′-CGG GAA ACG ATT CGT ATT GGG-3′
SHIV-R2: 5′-TTG CTT GAT CGG CAT CCT TGA- 3′).
Phương pháp Real-time PCR được sử dụng hướng đến 2 gen DIV1 MCP và DIV1 ATPase gene. Với phản ứng nhân bản gen DIV1 MCP, cặp mồi (142F/142R) được sử dụng khuếch đại đoạn gen 142 bp. Trình tự primer và probe như sau:
142F: 5′- AAT CCA TGC AAG GTT CCT CAG G -3′
142R: 5′- CAA TCA ACA TGT CGC GGT GAA C -3′.
TaqMan probe: 5′- CCA TAC GTG CTC GCT CGG CTT CGG -3′ được đánh dấu bằng 6-FAM ở đầu 5′ và TAMRA ở đầu 3′.
Với phản ứng nhân bản gen DIV1 ATPase, cặp mồi SHIV-F/SHIV-R được sử dụng khuếch đại đoạn gen 188 bp. Trình tự primer và probe như sau:
SHIV-F: 5’- AGG AGA GGG AAA TAA CGG GAA AAC-3’,
SHIV-R: 5’- CGT CAG CAT TTG GTT CAT CCA TG-3’.
TaqMan probe: 5’- CTG CCC ATC TAA CAC CAT CTC CCG CCC-3’.
Tuy nhiên cần lưu phương pháp DIV1-ATPase qPCR không được khuyến cáo sử dụng làm bước thẩm định thứ 2 của phương pháp nested PCR, vì đoạn gen nhân lên có thể một phần bị trùng với trình tự đích của nested PCR
Nguồn tham khảo.
https://nammientrung.com/cac-trieu-chung-dau-hieu-nhan-biet-cua-benh-div1-tren-tom-nuoi.html
https://nammientrung.com/cach-chan-doan-benh-div1-tren-tom-nuoi.html
http://chicuccntyninhthuan.gov.vn/tintuc/2942_Tin%20t%E1%BB%A9c%20li%C3%AAn%20quan.aspx
==>> Công ty TNHH Thiết bị ABT cùng phối hợp sản xuất bộ Kit phát hiện DIV-1 sử dụng kỹ thuật Real-time PCR: Decapod iridescent 1 (DIV-1) Real-Time PCR Kit.
====>>>===>>Chi tiết vui lòng liên hệ email: info@abt-vn.com