MỤC LỤC BÀI VIẾT
Tổng quan về dịch tả lợn Châu Phi
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ở lợn (kể cả lợn nuôi và lợn hoang dã). Bệnh không lây sang người nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn lợn với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Lợn bị nhiễm DTLCP có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn cổ điển.
Ở thể quá cấp tính là do virus có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.
Thể cấp tính là do virus có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao (40,5 – 42oC). Trong 2 – 3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1 – 2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6 – 13 hoặc 20 ngày. Lợn mang thai có thể xảy thai trong mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus thể mãn tính thường không có tiệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang virus Dịch tả lợn châu Phi trong suốt cuộc đời.
Loại mẫu sử dụng cho xét nghiệm ASFV
Virus dịch tả heo châu Phi xâm nhập và tấn công vào các tế bào leukocytes (monocyte, macrophage) của cơ thể vật nuôi. ASFV theo đường máu di chuyển phát độc lực đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vì thế, mẫu xét nghiệm ASFV chứa lượng virus và “dấu chân” nhiều nhất là mẫu máu, các mô hạch bạch huyết và lá lách. Ngoài ra, đối với các phương pháp đặc hiệu hơn như Realtime PCR có thể sử dụng những loại mẫu dịch phết bề mặt dụng cụ, môi trường, dịch phết mũi họng và cả mẫu phân (vì virus có khả năng tồn tại trong phân 11 ngày ở nhiệt độ phòng).
Chú ý đối với mẫu máu chống đông nên sử dụng kim tiêm vô trùng 18G thu mẫu và cho vào ống môi trường vận chuyển có chứa chất chống đông EDTA và lắc nhẹ. Tất cả các loại mẫu phải được bảo quản bằng túi nilon vô trùng và nhiệt độ lạnh (2 °C đến 8 °C). Mẫu cần được vận chuyển đến phòng thí nghiệm nhanh nhất có thể. Mẫu máu, huyết thanh cần được lưu trữ ở nhiệt độ lạnh (2 °C đến 8 °C) tối đa 7 ngày.
Một số phương pháp xét nghiệm ASFV
· Phương pháp test nhanh
Nguyên lý: Xét nghiệm test nhanh là xét nghiệm dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch pha rắn nhằm phát hiện định tính kháng nguyên hoặc kháng thể, hoặc cả kháng nguyên – kháng thể hoặc chất/ hợp chất (tùy từng loại sinh phẩm) trong mẫu bệnh phẩm
Ưu điểm: Thao tác đơn giản, thời gian trả kết quả nhanh chỉ tầm 10-15 phút, giá thành cạnh tranh so với các phương pháp khác
Nhược điểm: Độ đặc hiệu của sản phẩm không cao. Kết quả chính xác sau 7-9 ngày kể từ ngày lợn nhiễm bệnh.
- Phương pháp phân lập virus
Phương pháp phân lập virus trên môi trường tế bào PAM và phản ứng hấp phụ hồng cầu (HAD) là phương pháp vàng để xác định chính xác lợn có nhiễm virus DTLCP hay không. Đây là phương pháp cuối cùng được OIE/FAO khuyến cáo thực hiện để làm tham chiếu cho các kết quả dương tính với các phương pháp khác như: Ag-Elisa, PCR truyền thống, Realtime PCR, hoặc nhuộm hóa miễn dịch đã dùng trước đó, đặc biệt áp dụng phương pháp này trong trường hợp ổ dịch hay ca bệnh DTLCP đầu tiên.
· Phương pháp miễn dịch huỳnh quang (FAT)
FAT có thể được sử dụng như một phương pháp bổ sung để phát hiện kháng nguyên trong mô của những con lợn nghi ngờ trong trang trại hoặc những con được nuôi cấy tại phòng thí nghiệm. FAT dương tính cộng với các dấu hiệu lâm sàng và các tổn thương thích hợp có thể đưa ra chẩn đoán giả định về ASF. Nó cũng có thể được sử dụng để phát hiện kháng nguyên ASFV trong nuôi cấy bạch cầu khi không quan sát thấy HAD và do đó có thể xác định các chủng vi rút không hấp thụ máu. Nó cũng phân biệt giữa CPE được tạo ra bởi ASFV và được tạo ra bởi các vi rút khác, chẳng hạn như vi rút gây bệnh Aujeszky hoặc một chất cấy gây độc tế bào. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là trong bệnh bán cấp và mãn tính, FAT có độ nhạy giảm đáng kể. Sự giảm độ nhạy này có thể liên quan đến sự hình thành các phức hợp kháng nguyên-kháng thể trong mô của lợn bị nhiễm bệnh, ngăn chặn sự tương tác giữa kháng nguyên ASFV và phát hiện sự liên hợp kháng thể (Sánchez-Vizcaíno & Arias, 2012).
- Phương pháp xét nghiệm miễn dịch (ELISA)
Nguyên lý: Phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay- xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme) có rất nhiều dạng mà đặc điểm chung là đều dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, trong đó kháng thể được gắn với một enzyme. Khi cho thêm cơ chất thích hợp (thường là nitrophenol phosphate) vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất thành một chất có màu. Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể với kháng nguyên và thông qua cường độ màu mà biết được nồng độ kháng nguyên hay kháng thể cần phát hiện
Ưu điểm: Kĩ thuật này khá nhạy và đơn giản, cho phép ta xác định kháng nguyên hoặc kháng thể ở một nồng độ rất thấp (khoảng 0,1 ng/ml). Gía thành cạnh tranh hơn so với phương pháp PCR VÀ RT-PCR
Nhược điểm: kết quả chính xác sau khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh từ 7-9 ngày.
· Phương pháp sử dụng kĩ thuật PCR và Real-time PCR
Mục đích: PCR và Real-time PCR là phương pháp được sử dụng để phát hiệu vật liệu di truyền của virus trong đa dạng loại mẫu. Phát hiện được sự tồn tại của ASFV trước khi virus gây ra triệu chứng rõ ràng cho vật nuôi
Mẫu: mẫu từ dịch phết mũi, họng; mẫu lách, hạch amidan, hạch bạch huyết, huyết thanh và mẫu máu toàn phần thận từ lợn.
Nguyên lý: xét nghiệm ASFV sử dụng primer và probe để bắt cặp đặc hiệu vào trình tự DNA mã hóa cho protein nhận diện đặc thù của ASFV. Hiện nay, các kit chẩn đoán thường thiết kế primers và probes dựa trên vùng trình tự mã hóa protein p72 của ASFV. P72 là protein đặc hiệu của ASFV, có cấu trúc nhận diện tốt kể cả khi mẫu chứa virus bất hoạt hay phân hủy. Bộ kit xét nghiệm ASFV của ABT cũng sử dụng trình tự nhận biết vp72 để phát hiện virus gây bệnh.
Ưu điểm: có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, phát hiện được virus từ sớm. PCR và Real-time PCR được tổ chức sức khỏe động vật thế giới (OIE) khuyến cáo sử dụng như một phương pháp tiêu chuẩn để chẩn đoán ASFV
Nhược điểm: phương pháp xét nghiệm ASFV bằng PCR hoặc Realtime PCR cần có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn để thực hiện các xét nghiệm PCR, giá thành cũng là một vấn đề đối với các nước đang phát triển.
Giải pháp xét nghiệm bệnh ASFV của Công ty TNHH Thiết bị ABT
Công ty TNHH Thiết bị ABT đang cung cấp dòng kit TopSPEC® ASFV qPCR KIT để phát hiện DNA Virus bằng kỹ thuật Real-time PCR, sử dụng hệ mồi – mẫu dò đặc hiệu có độ chính xác cực cao và kết quả có thể đọc trực tiếp trên máy tính trong thời gian ngắn.
—> Mời Quý Khách hàng tham khảo sản phẩm theo link: >>> Kit phát hiện Dịch tả lợn châu Phi <<<
Công ty TNHH Thiết bị ABT chúng tôi luôn tự tin và tự hào với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực sinh học phân tử, đặc biệt là các xét nghiệm liên quan đến xét nghiệm bệnh virus, vi khuẩn trên người, thực phẩm, thủy sản, thú y…Nếu có bất kì thắc mắc hay cần trợ giúp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng: