Skip to content
ABT – Trách nhiệm và Sáng tạoABT – Trách nhiệm và Sáng tạo

  • Menu
  • CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ABT

    Chuyên thiết bị khoa học kỹ thuật – dụng cụ – hóa chất phòng thí nghiệm

  • Giỏ hàng

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

    Danh mục sản phẩm
    • KIT TÁCH CHIẾT
      • KIT TÁCH CHIẾT CỘT SILICA
      • KIT TÁCH CHIẾT THÔ
      • KIT TÁCH CHIẾT TỪ
    • KIT REAL-TIME PCR
      • KIT PHÁT HIỆN BỆNH TRÊN NGƯỜI
      • KIT PHÁT HIỆN BỆNH THỦY SẢN
        • KIT PCR PHÁT HIỆN BỆNH THỦY SẢN
      • KIT PHÁT HIỆN BỆNH ĐỘNG VẬT
        • KIT ĐỊNH DANH LOÀI
      • KIT PHÁT HIỆN BỆNH VI SINH THỰC PHẨM
      • KIT GMO
    • KIT UREASE TEST
    • KIT TEST NHANH
      • KIT TEST NHANH THÚ Y
      • KIT TEST NHANH ĐỘC TỐ
      • KIT TEST NHANH KHÁNG SINH
    • KIT ELISA
    • HÓA CHẤT KHÁC
      • MÔI TRƯỜNG VẬN CHUYỂN
      • MASTER MIX
        • Hãng Solis BioDyne
      • VI SINH
      • BIOBASIC
      • HÓA CHẤT KHÁC
    • VẬT TƯ
      • QUE LẤY MẪU
      • VẬT TƯ TÁCH CHIẾT
      • VẬT TƯ PCR
      • VẬT TƯ REAL-TIME PCR
      • VẬT TƯ KHÁC
    • DỊCH VỤ
      • GIẢI TRÌNH TỰ
      • TỔNG HỢP MỒI
    • THIẾT BỊ
      • THIẾT BỊ ELISA
      • THIẾT BỊ REAL-TIME PCR
        • MÁY REALTIME PCR
        • MÁY PCR
      • THIẾT BỊ TÁCH CHIẾT
        • MÁY TÁCH CHIẾT TỰ ĐỘNG
      • THIẾT BỊ SINH HỌC PHÂN TỬ
      • THIẾT BỊ CƠ BẢN
        • MÁY KHUẤY TỪ
        • MÁY LẮC
        • MÁY LY TÂM
        • MÁY Ủ NHIỆT KHÔ (DRY BATH)
      • THIẾT BỊ KHÁC
        • MÁY ĐIỆN DI
        • MÁY QUANG PHỔ
        • MÁY CHỤP ẢNH GEL TỰ ĐỘNG
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Năng Lực Doanh Nghiệp
    • Tầm Nhìn – Sứ Mệnh
  • Sản phẩm
  • Tin tức
    • Chuyên môn
    • Hỏi Đáp
  • Tư Vấn
  • TUYỂN DỤNG
  • Liên hệ

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi

14/05/2024 Nguyễn Minh Quang

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Tình hình ứng dụng CNSH trong chăn nuôi
  • Một số các công trình đã thực hiện:
  • Một số hướng dẫn ứng dụng cụ thể CNSH trong chăn nuôi
    • a. Công nghệ di truyền
    • b. Công nghệ sinh sản
    • c. Công nghệ TACN
    • d. CNSH trong thú y

Tình hình ứng dụng CNSH trong chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Ở các nước này, phần lớn người chăn nuôi với quy mô nông hộ, diện tích đất nhỏ, số lượng gia súc ít. Đồng thời, họ phải chăn nuôi trong điều kiện khó khăn như: không có đủ điều kiện để khắc phục những khó khăn của khí hậu (nóng, ẩm, thiếu nước sạch…), không có đủ thông tin để xác định những nguồn thực phẩm có thể dùng cho gia súc. Vì vậy, khả năng sản xuất và sinh sản của gia súc ở các nước này còn khá thấp so với các nước có nền chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện đó, nếu áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là CNSH, sẽ giúp gia tăng đáng kể năng suất.

công nghệ sinh học chăn nuôi

Đã có nhiều kỹ thuật CNSH được áp dụng trong chăn nuôi ở cả các nước đã phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, những kỹ thuật CNSH chủ yếu đã được áp dụng thành công ở các nước đang phát triển là: công nghệ di truyền, công nghệ sinh sản bao gồm cấy truyền phôi và các kỹ thuật liên quan, công nghệ vắc xin và kỹ thuật chẩn đoán bệnh, công nghệ thức ăn chăn nuôi để cải thiện tính khả dụng của nguồn thức ăn chăn nuôi.

Cũng như các nước đang phát triển, CNSH trong chăn nuôi ở Việt Nam chưa có những thành tựu đáng kể như trong cây trồng. Các kết quả đạt được như sau:

– Công nghệ di truyền: chủ yếu là các nghiên cứu trên heo như: gen Halothan, gen thụ thể Estrogen và Prolactin, tính đa hình của 3 gen khác là PSTF1, Myogenin và HFA-BP. Điều đáng chú ý là chưa thấy những công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ di truyền trong chọn lọc giống gia súc và chưa có nhiều các nghiên cứu trên gia súc khác. Một số các công trình đã thực hiện:

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của gen Halothane trên khả năng sinh trưởng, sinh sản và chất lượng thịt heo của Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2001); Nguyễn Văn Cường và ctv (2002).

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 gen thụ thể estrogen và prolactin trên khả năng sinh sản (số con sơ sinh/ lứa đẻ) của heo: Lê Thị Thúy và ctv (2002); Trần Thị Dân và ctv (2005);

+ Nghiên cứu tính đa hình của 3 gen: PSTF1 gene, myogenin gene và heart fatty axit BP gene liên quan đến khả năng sinh trưởng, sự biệt hóa cơ và mỡ trong cơ: Phạm Thu Thủy và ctv (2003); Nguyễn Văn Anh (2005); Nguyễn Thu Thủy và ctv (2005).

– Công nghệ sinh sản: là lĩnh vực được tập trung nghiên cứu nhiều hơn cả, điều này thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu tầm cỡ trong và ngoài nước như: nghiên cứu về việc đông lạnh phôi (Viện CNSH), sản xuất phôi in-vitro và in-vivo, kỹ thuật cấy truyền phôi, kỹ thuật cắt phôi, xác định giới tính phôi, sản xuất phôi bằng tinh đã phân loại (sorted semen)…  Khác với công nghệ di truyền, công nghệ sinh sản lại được thực hiện chủ yếu trên bò thịt và sữa, vì đây là loài đơn thai, nên việc cải thiện khả năng sinh sản là cần thiết hơn cả loài đa thai. Tuy nhiên, các kỹ thuật trong công nghệ sinh sản hiện cũng chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu thử nghiệm, vẫn chưa được áp dụng đại trà vì nhiều nguyên nhân như: Thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ để thực hiện các biện pháp khuyến nông nhằm chứng minh cho người chăn nuôi thấy rõ hiệu quả của chúng (điều này đã từng được làm rất tốt khi phổ biến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên bò vào những năm 80); thiếu đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp (vì đa số các kỹ thuật này rất khó, đòi hỏi phải được đào tạo và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn), Thiếu kinh phí đầu tư để sản xuất những nguyên liệu có chất lượng cao (trứng, tinh, phôi…); Thiếu các trung tâm thực nghiệm đủ tiêu chuẩn sản xuất con giống tốt…

Một số các công trình đã thực hiện:

Nghiên cứu quy trình nuôi chín trứng (IVM), quy trình thụ tinh trong vi giọt (IVF), quy trình sản xuất phôi in vitro (IVP), quy trình sử dụng tinh phân tách để sản xuất phôi in vitro trên các đối tượng gia súc khác nhau như: Nguyễn Quốc Đạt và ctv (2003); Bùi Xuân Nguyên (2004); Trần Thị Dân và ctv (2005); Chung Anh Dũng và ctv (2008) đã thực hiện NC trên bò; Huỳnh Thị Lệ Duyên (2003); Chung Anh Dũng và ctv (2008) đã thực hiện NC trên heo; Trần Thị Dân và ctv (2005) đã thực hiện NC trên chó…

– Công nghệ vắc xin và chẩn đoán bệnh: Các kỹ thuật CNSH trong chẩn đoán bệnh gia súc đã được ứng dụng mạnh mẽ và rộng khắp, vì gần đây tình hình dịch bệnh trên gia súc ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Các kỹ thuật PCR khác nhau đã được ứng dụng trong việc chẩn đoán các mầm bệnh như: E. coli, Campylobacter (gây bệnh tiêu chảy trên gia súc); Mycoplasma trên heo (gây bệnh thứ phát trên phổi); Hog Cholera virus trên heo; Lở mồm long móng trên trâu, bò, hep; PRRS virus, Circovirus type 2 trên heo; Gumboro virus hay virus cúm trên gà… Bên cạnh đó, đã tiến hành sản xuất một số kháng nguyên tái tổ hợp như: VT2e từ E.coli, antigen từ Gumboro virus… Một số các công trình nghiên cứu đã thực hiện:

+ Ứng dụng PCR và nuôi cấy tế bào trong chẩn đoán bệnh: NC trên E.coli (Nguyễn Ngọc Tuân và ctv, 2005); trên Campylobacter (Võ Ngọc Bảo và ctv, 2006); Nhiễm Mycoplasma trên heo (Nguyễn Thị Phướng Ninh và ctv, 2006) trên gà (Nhu Văn Thu, 2006); Tác hại của FMD trong chăn nuôi trâu, bò và heo (Tô Long Thành và ctv, 2004); bệnh dịch tả heo (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2003)….

+ Sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp (recombinant antigen): Nguyễn Ngọc Hải và Milon (2005); Nguyễn Hồng Thanh và ctv (2004); Chu Hoàng Hà và ctv (2005)…

+ Sản xuất kháng sinh và chất kháng kháng sinh: Nguyễn Phương Nhuệ và ctv (2004)…

– Công nghệ TACN: các nghiên cứu để sản xuất các dòng vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa như: Bacillus, Aspergillus, Saccharomyces… từ đó sản xuất các chế phẩm probiotic đã bước đầu đạt những kết quả nhất định. Ngoài ra, các enzyme như: phytase, bromelase…. Cũng đã được sản xuất thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, chất lượng và giá thành của các chế phẩm trong nước vẫn còn đang là vấn đề cần cải thiện và tiếp tục nghiên cứu. Một số các công trình nghiên cứu đã thực hiện:

+ Nghiên cứu vi khuẩn Bacillus subtitis: Tô Minh Châu và ctv (2005) để sản xuất chế phẩm probiotic; Đỗ Thị Bích Thủy và Trần Thị Xô (2004) để sản xuất protease; Tăng Thị Chinh (2006) để sản xuất alkaline alpha amylase từ Bacillus HA401…

+ Nghiên cứu sản xuất enzyme phytase từ Aspergillus niger: Trần Thị Tuyết và ctv (2004);

+ Nghiên cứu sản xuất S-adenosyl –l – methionine (SAM) từ Saccharomyces cerevisiae: Trần Thị Hương và ctv (2005).

Một số hướng dẫn ứng dụng cụ thể CNSH trong chăn nuôi

a. Công nghệ di truyền

– Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu xác định gen kiểm soát (chất lượng và số lượng) các tính trạng sản xuất quan trọng (thịt, trứng, sữa).

– Nghiên cứu xác định các kiểu gen bất lợi làm giảm khả năng sản xuất, sức đề kháng của gia súc. Từ đó đề xuất kiểu phôi giống thích hợp, phục vụ cho công tác chọn giống gia súc.

– Nghiên cứu xác định các gen điều khiển các tính trạng sản xuất tốt trên gia súc như: khả năng thích nghi với môi trường, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng mắn đẻ… của những giống gia súc, gia cầm đặc trưng của từng vùng sinh thái.

– Tiến hành thu thập và lưu trữ nguồn gen của các giống gia súc, gia cầm này bằng các kỹ thuật CNSH khác nhau (bảo tồn dưới dạng tế bào soma, trứng, tinh dịch, phôi…).

– Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật trong sinh học phân tử như: DNA markers (microsatellites), microarray, SNPs… để xác định nhanh và chính xác các gen có lợi trong những con giống năng suất cao, từ đó rút ngắn đáng kể thời gian chọn giống, giảm chi phí chọn giống (so với chọn giống theo kiểu hình trên quần thể).

– Bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật chuyển gen trên gia súc, để từ đó có thể chuyển những gen tốt của gia súc địa phương vào những gia súc ngoại nhập có tiềm năng sản xuất cao. Tạo tiền đề phục vụ cho sản xuất dược phẩm sinh học phục vụ cho ngành y tế.

b. Công nghệ sinh sản

– Tiếp tục đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo trên bò, heo… nghiên cứu bổ sung những kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai ngang bằng với các nước chăn nuôi phát triển (khoảng 70%).

– Tiếp tục nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất phôi có chất lượng cao (tiềm năng sản xuất cao từ những con đực và cái cao sản, phôi có giới tính phù hợp định hướng chăn nuôi…), có giá thành thấp hơn phôi ngoại nhập, có thể sản xuất đại trà để phục vụ cho cấy truyền phôi.

– Nghiên cứu kỹ thuật và phương thức phổ biến kỹ thuật cấy truyền phôi ra thực tiễn sản xuất. Bước đầu bắt buộc áp dụng kỹ thuật cấy truyền phôi ở những trại sản xuất con giống gốc, giống cha mẹ để bảo đảm cung cấp con giống tốt cho sản xuất, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ nhập con giống sống từ nước ngoài.

c. Công nghệ TACN

– Tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất các chất hỗ trợ cho quá trình biến dưỡng như enzyme: phytase, cellulase, protease… để giúp sử dụng hiệu quả TACN và giảm ô nhiễm môi trường.

– Tiếp tục nghiên cứu phân lập và sản xuất các vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa, từ đó làm cơ sở xây dựng các công trình phối hợp VSV này thành những chế phẩm probiotic phù hợp cho từng loài gia súc, từng giai đoạn sinh lý, từng vùng sinh thái…

– Nghiên cứu để sản xuất các hormone có lợi cho quá trình tiêu hóa như BST hay PST tái tổ hợp, xác định tỷ lệ, phương thức sử dụng trong TACN.

d. CNSH trong thú y

– Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật CNSH mới và hiện đại như ELISA (Direct ELISA; Indirect ELISA; Competitive ELISA; Sandwich ELISA; Multiplex ELISA…), PRR (real – time PCR, nếtd PCR, competitive PCR…), Sequencing… để chẩn đoán nhanh và chính xác, cả định tính và định lượng, kháng nguyên và kháng thể… các bệnh trên gia súc, gia cầm.

– Tiếp tục nghiên cứu sản xuất các kháng nguyên tái tổ hợp, tiến tới tự sản xuất một số loại vắc xin quan trọng, phục vụ cho nhu cầu trong nước.

Công ty TNHH Thiết bị ABT chúng tôi luôn tự tin và tự hào với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực sinh học phân tử, đặc biệt là các xét nghiệm liên quan đến xét nghiệm bệnh virus, vi khuẩn trên người, thực phẩm, thủy sản, thú y…Nếu có bất kì thắc mắc hay cần trợ giúp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng:

Hotline: 096 187 3386

Email: support@abt-vn.com

Nguồn tham khảo: https://nhachannuoi.vn/mot-so-ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-trong-chan-nuoi/

Mời Quý Khách Đánh Giá

Bài viết cùng chủ đề

  • VÌ SAO CẦN HIỆU CHỈNH, HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ VÀ CÁCH HIỆU CHUẨN PIPET?
  • Abt Asfv Virus Tổng quan Sinh học phân tử trong lĩnh vực Chăn nuôi Thú y
  • Xét nghiệm PCR là gì Xét nghiệm PCR là gì và các Ứng dụng trong chẩn đoán Y học
  • Test Nhanh (6) Bệnh đậu mùa khỉ có gì đột biến khiến WHO ban bố tình trạng khẩn cấp?
  • Abt Benh Giang Mai Bệnh giang mai và những điều cần biết
  • ệnh (10) Vi khuẩn Salmonella – mối nguy ngộ độc thực phẩm thường trực
Danh mục sản phẩm
  • KIT TÁCH CHIẾT
    • KIT TÁCH CHIẾT CỘT SILICA
    • KIT TÁCH CHIẾT THÔ
    • KIT TÁCH CHIẾT TỪ
  • KIT REAL-TIME PCR
    • KIT PHÁT HIỆN BỆNH TRÊN NGƯỜI
    • KIT PHÁT HIỆN BỆNH THỦY SẢN
      • KIT PCR PHÁT HIỆN BỆNH THỦY SẢN
    • KIT PHÁT HIỆN BỆNH ĐỘNG VẬT
      • KIT ĐỊNH DANH LOÀI
    • KIT PHÁT HIỆN BỆNH VI SINH THỰC PHẨM
    • KIT GMO
  • KIT UREASE TEST
  • KIT TEST NHANH
    • KIT TEST NHANH THÚ Y
    • KIT TEST NHANH ĐỘC TỐ
    • KIT TEST NHANH KHÁNG SINH
  • KIT ELISA
  • HÓA CHẤT KHÁC
    • MÔI TRƯỜNG VẬN CHUYỂN
    • MASTER MIX
      • Hãng Solis BioDyne
    • VI SINH
    • BIOBASIC
    • HÓA CHẤT KHÁC
  • VẬT TƯ
    • QUE LẤY MẪU
    • VẬT TƯ TÁCH CHIẾT
    • VẬT TƯ PCR
    • VẬT TƯ REAL-TIME PCR
    • VẬT TƯ KHÁC
  • DỊCH VỤ
    • GIẢI TRÌNH TỰ
    • TỔNG HỢP MỒI
  • THIẾT BỊ
    • THIẾT BỊ ELISA
    • THIẾT BỊ REAL-TIME PCR
      • MÁY REALTIME PCR
      • MÁY PCR
    • THIẾT BỊ TÁCH CHIẾT
      • MÁY TÁCH CHIẾT TỰ ĐỘNG
    • THIẾT BỊ SINH HỌC PHÂN TỬ
    • THIẾT BỊ CƠ BẢN
      • MÁY KHUẤY TỪ
      • MÁY LẮC
      • MÁY LY TÂM
      • MÁY Ủ NHIỆT KHÔ (DRY BATH)
    • THIẾT BỊ KHÁC
      • MÁY ĐIỆN DI
      • MÁY QUANG PHỔ
      • MÁY CHỤP ẢNH GEL TỰ ĐỘNG
Danh mục theo Hãng
  • Hãng Solis BioDyne
  • HÃNG ELABSCIENCE
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
(+84) 96 187 3386

info@abt-vn.com

Sản phẩm mới
  • Sodium sulfate, anhydrate (SB0298) Sodium sulfate, anhydrate (SB0298) Giá: Liên Hệ
  • Zeatin (ZB0747) Zeatin (ZB0747) Giá: Liên Hệ
  • Water, Ultra Pure, Free of DNase, RNase, Protease, Endonuclease (WW1002) Water, Ultra Pure, Free of DNase, RNase, Protease, Endonuclease (WW1002) Giá: Liên Hệ
  • Zeatin (ZB0747) Vancomycin hydrochloride (VB0983) Giá: Liên Hệ
  • Sodium sulfate, anhydrate (SB0298) Urea (UB0148) Giá: Liên Hệ
Bài viết mới
  • Urease Test – Những điều cần biết Chức năng bình luận bị tắt ở Urease Test – Những điều cần biết
  • AI giúp sức cho hai nước Trung – Việt “chăn nuôi lợn tốt hơn” Chức năng bình luận bị tắt ở AI giúp sức cho hai nước Trung – Việt “chăn nuôi lợn tốt hơn”
  • Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát cúm gia cầm tại các trang trại gia cầm Chức năng bình luận bị tắt ở Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát cúm gia cầm tại các trang trại gia cầm
  • Realtime PCR HRM Sử Dụng Dye EvaGreen Chức năng bình luận bị tắt ở Realtime PCR HRM Sử Dụng Dye EvaGreen
  • Số trường hợp mắc bệnh sởi tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp Chức năng bình luận bị tắt ở Số trường hợp mắc bệnh sởi tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp
Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ABT

  • Địa chỉ trụ sở chính: Số 24-BT3, Khu đô thị Văn Quán – Yên Phúc, phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Laos: phố Nongbone, phường Xaysettha, Thành phốVientiane, Laos
  • Điện thoại: (024) 7300 3386
  • Hotline: (+84) 96 187 3386
  • Email: info@abt-vn.com
    Mã số doanh nghiệp: 0107595864
    Đăng ký lần đầu ngày 13/10/2016
    Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Về chúng tôi
  • Liên Hệ
  • Giới Thiệu
  • Hướng Dẫn Kỹ Thuật
Hỗ trợ khách hàng
  • Chính sách và quy định chung
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách giao hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách bảo hành
Kết nối với chúng tôi
  • Facebook
  • Youtube
  • Twitter
  • Wechat
  • Nhắn tin qua Zalo
  • Nhắn tin qua Facebook
  • (+84) 961 873 386
  • Menu

  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Năng Lực Doanh Nghiệp
    • Tầm Nhìn – Sứ Mệnh
  • Sản phẩm
  • Tin tức
    • Chuyên môn
    • Hỏi Đáp
  • Tư Vấn
  • TUYỂN DỤNG
  • Liên hệ
  • Danh mục sản phẩm
    • KIT TÁCH CHIẾT
      • KIT TÁCH CHIẾT CỘT SILICA
      • KIT TÁCH CHIẾT THÔ
      • KIT TÁCH CHIẾT TỪ
    • KIT REAL-TIME PCR
      • KIT PHÁT HIỆN BỆNH TRÊN NGƯỜI
      • KIT PHÁT HIỆN BỆNH THỦY SẢN
        • KIT PCR PHÁT HIỆN BỆNH THỦY SẢN
      • KIT PHÁT HIỆN BỆNH ĐỘNG VẬT
        • KIT ĐỊNH DANH LOÀI
      • KIT PHÁT HIỆN BỆNH VI SINH THỰC PHẨM
      • KIT GMO
    • KIT UREASE TEST
    • KIT TEST NHANH
      • KIT TEST NHANH THÚ Y
      • KIT TEST NHANH ĐỘC TỐ
      • KIT TEST NHANH KHÁNG SINH
    • KIT ELISA
    • HÓA CHẤT KHÁC
      • MÔI TRƯỜNG VẬN CHUYỂN
      • MASTER MIX
        • Hãng Solis BioDyne
      • VI SINH
      • BIOBASIC
      • HÓA CHẤT KHÁC
    • VẬT TƯ
      • QUE LẤY MẪU
      • VẬT TƯ TÁCH CHIẾT
      • VẬT TƯ PCR
      • VẬT TƯ REAL-TIME PCR
      • VẬT TƯ KHÁC
    • DỊCH VỤ
      • GIẢI TRÌNH TỰ
      • TỔNG HỢP MỒI
    • THIẾT BỊ
      • THIẾT BỊ ELISA
      • THIẾT BỊ REAL-TIME PCR
        • MÁY REALTIME PCR
        • MÁY PCR
      • THIẾT BỊ TÁCH CHIẾT
        • MÁY TÁCH CHIẾT TỰ ĐỘNG
      • THIẾT BỊ SINH HỌC PHÂN TỬ
      • THIẾT BỊ CƠ BẢN
        • MÁY KHUẤY TỪ
        • MÁY LẮC
        • MÁY LY TÂM
        • MÁY Ủ NHIỆT KHÔ (DRY BATH)
      • THIẾT BỊ KHÁC
        • MÁY ĐIỆN DI
        • MÁY QUANG PHỔ
        • MÁY CHỤP ẢNH GEL TỰ ĐỘNG

Đăng nhập

Quên mật khẩu?