Tại Việt Nam, Ung thư cổ tử cung ước tính là bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ. Sàng lọc cổ tử cung ở Việt Nam hiện đang mang tính cơ hội. Năm 2011, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành hướng dẫn sàng lọc, chẩn đoán và điều trị các tổn thương tiền ung thư nhằm phòng ngừa thứ phát ung thư cổ tử cung, trong đó khuyến cáo sử dụng nhiều kỹ thuật sàng lọc khác nhau bao gồm VIA (kiểm tra trực quan bằng axit axetic), tế bào học và xét nghiệm DNA,…
Các hướng dẫn khuyến nghị sàng lọc cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào học và VIA cho phụ nữ từ 21–70 tuổi, đặc biệt tập trung vào những người từ 30–50 tuổi. Khuyến nghị nên sàng lọc định kỳ 2 năm một lần, kéo dài đến ba năm một lần đối với những phụ nữ có ba lần xét nghiệm âm tính liên tiếp.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Virus HPV – nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung
HPV đã được xác định là nguyên nhân tất yếu của hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung. Virus tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh ngay cả khi người bệnh không có biểu hiện bệnh hay đã được điều trị triệu chứng bệnh. Thông thường, cơ thể sẽ tự chống lại virus trước khi các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra. Nhưng nếu không chống lại được thì virus sẽ biến những tế bào bình thường thành bất thường gây ra ung thư cho người bệnh.
Có rất nhiều loại virus HPV khác nhau. Không phải tất cả trong số đó đều gây bệnh nghiêm trọng. Hơn 40 chủng virus HPV gây ra mụn ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Trong đó có 15 chủng HPV có nguy cơ cao (đặc biệt chủng 16 và chủng 18), một số chủng nguy hiểm có thể xâm nhập và gây bệnh ở bên trong cơ quan sinh dục và trở thành nguyên nhân gây nên các loại ung thư ở cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.
Bệnh ung thư thường phát hiện sau nhiều năm đến hàng chục năm sống chung với HPV. Không có cách nào để biết một người bị nhiễm HPV có khả năng bị bệnh ung thư hay không.
HPV cũng rất khó bị tiêu diệt hoàn toàn ở những người bị suy giảm miễn dịch (kể cả người bị HIV/AIDS). Do vậy, ngoài ảnh hưởng của HPV, họ còn có thể mắc các vấn đề sức khỏe khác. Nếu có thai và bị nhiễm HPV thì có thể bị mụn sinh dục hay những thay đổi tế bào bất thường trong tử cung. Có thể tìm thấy những thay đổi tế bào bất thường khi tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Thai phụ nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ ngay cả khi đang mang thai.
Liệu pháp phòng ngừa HPV: Vaccine
Vắc xin ngừa virus HPV đã được chứng minh là có hiệu quả ngăn ngừa tiền ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo WHO, vắc xin được tiêm cho người từ độ tuổi 9 đến 26 tuổi.
- Đối với phụ nữ: Vắc xin được tiêm cho bé gái từ 9-14 tuổi nhưng cũng có thể sử dụng cho phụ nữ 26 tuổi mà chưa tiêm vắc xin lần nào hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin khi còn nhỏ.
- Đối với đàn ông: Vắc xin được tiêm cho bé trai từ 9-14 tuổi đồng thời cũng có thể sử dụng cho đàn ông 21 tuổi nếu chưa tiêm vacxin lần nào hoặc chưa tiêm đủ liều vacxin khi còn nhỏ. Vắc xin cũng được đề nghị với nam giới 26 tuổi nếu có quan hệ đồng giới hoặc hệ miễn dịch kém.
Quan hệ tình dục an toàn cũng là một cách để phòng bệnh. Dùng bao cao su đúng cách có thể giảm nguy cơ bị nhiễm HPV. Tuy nhiên, HPV cũng có thể đi vào cơ quan sinh dục ở những vùng bao cao su không thể che được. Việc làm này có thể giảm nguy cơ bị bệnh nhưng không thể triệt để. Duy trì mối quan hệ một vợ-một chồng. Mối quan hệ lành mạnh và hạn chế tối đa bạn tình là cách phòng tránh HPV tốt.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1877782118302686?via%3Dihub
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10243615/
- https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/who-khuyen-cao-hieu-qua-cua-tiem-vac-xin-hpv-at-muc-cao-nhat-khi-tiem-cho-tre-tu-9-15-tuoi