MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Mô tả:
Dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Acute Diarhoea Epidemic) do virut, có thể là: (i). Bệnh tiêu chảy (PED – Porcine Epidemic Diarrhoea); (ii). Viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm (TGE – Transmisible Gastroenteritis in Swine) hay (iii). Bệnh do Rotavirut… chủ yếu do virut gây tiêu chảy ở lợn con sơ sinh theo mẹ.
Hai bệnh PED và TGE rất giống nhau, đều do Coronavirus gây ra, lây lan nhanh thành dịch, điển hình ở lợn con dưới 10 ngày tuổi với tiêu chảy cấp nặng, tỷ lệ nhiễm và chết cao. Nhưng khác nhau ở căn nguyên gây bệnh và không có miễn dịch chéo.
Khác với tiêu chảy do vi khuẩn (E.coli, Clostridium, Salmonella, Coccidia) thường nổ ra lẻ tẻ (ko cả đàn), bệnh tiến triển chậm, có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh… Nhưng, tiêu chảy do virut (PED, TGE hay Rotavirut) thường nổ ra thành dịch, xuất hiện nhanh (2-3 ngày), cả ổ lợn con bị, kéo dài 1-2 tuần, không chữa được bằng kháng sinh, tỷ lệ bệnh và chết cao (có khi 50-100%) ở lợn con sơ sinh dưới 10 ngày tuổi, với những triệu chứng điển hình: bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy dữ dội (toàn nước), nước-phân vàng nhạt, mùi hôi kèm các cục sữa không tiêu. Lợn con chết do mất nước, rối loạn chất điện giải, thiếu năng lượng, mất nhiệt.
2. Triệu chứng:
Nái
- Thay đổi từ tiêu chảy nhẹ (phân giống như phân bò) sang tiêu chảy nước.
- Phân lỏng.
- Nôn mửa.
Heo con theo mẹ
- Tiêu chảy.
- Nôn mửa.
- Mất nước.
- Tỷ lệ chết có thể cao, đặc biệt ở heo con dưới 14 ngày tuổi.
Heo cai sữa và heo choai
- Tiêu chảy cấp không có máu hoặc chất nhầy.
- Tỷ lệ chết thường thấp, nhưng tỷ lệ bệnh có thể cao.
- Khi virus lần đầu tiên xâm nhập vào trại, tiêu chảy sẽ nhanh chóng lây lan sang heo giống và heo choai.
- Nôn mửa.
3. Cơ chế gây bệnh:
- Virus có trong phân, trên nền chuồng, trên da, lông heo mẹ. Virus lây nhiễm vào cơ thể heo qua đường miệng, sau đó nhân lên ở biểu mộ ruột non, phá hủy hệ thống nhung mao ruột, làm giảm hoạt động của enzyme ở bề mặt biểu mô ruột, từ đó làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng và nước nên heo bị thiếu năng lượng, bị tiêu chảy và mất nước trầm trọng, đưa đến chết heo nhanh chóng.
- +Để phân biệt với tiêu chảy do vi khuẩn, thường bệnh xảy ra không ồ ạt, thời gian xuất hiện bệnh chậm, chỉ xảy ra trên một số ít heo trong bầy, hoặc chỉ một vài bầy trong toàn đàn bị tiêu chảy và có thể điều trị khỏi bệnh bằng kháng sinh.
- +Trong khi đó, dịch tiêu chảy cấp do virus gây ra, tình trạng tiêu chảy nặng xuất hiện rất nhanh, chỉ 2-3 ngày đã lây cho toàn đàn, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh kể cả heo nái. Biểu hiện đặc trưng là heo bị ói, tiêu chảy rất lỏng, màu hơi vàng, mùi hôi, có lẫn sữa không tiêu hóa. Heo nằm chồng đống lên nhau vì bị lạnh do thiếu năng lượng. Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất là heo con sơ sinh với tỷ lệ chết cao.
4. Chẩn đoán:
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng và tính dịch tễ. Để chính xác thì phân lập virut bằng RT-PCR, ELISA, Immunohistochemistry (IHC).
- Mẫu bệnh phẩm từ phân hay một khúc ruột non lợn bệnh. Bệnh phẩm tươi, đóng gói cẩn thận và bảo quản ở 4o
- Cần phân biệt với bệnh TGE, bệnh do Rotavirut, dịch tả lợn cổ điển (CSF), dịch tả lợn châu Phi (ASF); ỉa chảy do coli(colibacillosis), thương hàn (salmonellosis); cầu trùng do Isospora suis; bệnh viêm ruột hoại thư do Clostridium perfringens; nhiễm độc một số chất Arsen, thuốc trừ sâu…
5. Lây truyền:
- Phân, nước tiểu, máu và các dịch tiết của lợn bệnh chứa nhiều virut gây ô nhiễm môi trường. Bệnh lây qua đường tiêu hoá từ nguồn thức ăn, nước uống, môi trường ô nhiễm. Người, chuột, bọ, chim, chó, mèo, xe cộ, dụng cụ chăn nuôi đều có thể phân tán, lây truyền bệnh.
- Lợn lớn mắc bệnh ở thể ẩn, ít xuất hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng là vật mang trùng, nguồn lây lan virut, dịch bệnh. Lợn bệnh thải một số lượng virut lớn qua phân. Khỏi bệnh vẫn bài thải virut đến 2-3 tuần sau.
6. Kiểm soát, phòng ngừa:
- Vì đây là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
- An toàn sinh học trong trang trại phải được thực hiện và duy trì nghiêm ngặt; mức độ bài thải cao và liều gây nhiễm thấp.
- Nếu virus xâm nhập vào trại lần đầu tiên, điều quan trọng là phải đảm bảo tất cả các heo trưởng thành bị nhiễm bệnh ngay từ đầu, để chúng có thể phát triển khả năng miễn dịch. Có thể gây nhiễm bằng cách cho nái phơi nhiễm qua đường miệng với phân tiêu chảy hoặc lấy chất vấy nhiễm trộn với nước trong một cái xô và sử dụng nó như một nguồn lây nhiễm.
- Heo choai thường tự phục hồi mà không cần điều trị, trừ khi có các bệnh tái phát như bệnh hồng lỵ. Hệ thống cùng vào cùng ra có sử dụng chất sát trùng thường phá vỡ chu kỳ của dịch bệnh.
- Virus dễ dàng bị loại bỏ bởi các chất khử trùng phenol, clo, peroxit, andehit hoặc iodofor.
- Hiệu quả của vaccine thay đổi tuỳ trường hợp, một số hiệu quả trong việc giúp ổn định các đàn bị nhiễm bệnh mãn tính.
(Nguồn hình ảnh: https://nhachannuoi.vn/benh-tieu-chay-cap-o-lon-ped-porcine-epidemic-diarrhoea/)