MỤC LỤC BÀI VIẾT
ASFV: Sự xuất hiện của chủng xóa gen có độc lực thấp, gây bệnh mãn tính tại Việt Nam là một thách thức mới trong kiểm soát dịch bệnh ASFV.
1. ASF Virus bắt nguồn từ khi nào, ở đâu?
ASF Virus được phát hiện tại Kenya (châu Phi) năm 1921. Và chỉ được thế giới quan tâm khi xảy ra ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan…nơi mà ngành chăn nuôi nhỏ lẻ phổ biến. Tại Việt Nam, ASF được phát hiện vào năm 2019, chỉ 7 tháng sau, đã hiện diện lại 63/63 tỉnh, thành trên cả nước, làm chết 6 triệu con heo. Virus ASF có ít nhất 24 dòng (genotype) virus khác nhau được phát hiện tại châu Phi. Chỉ có genotype I và II phát hiện được ngoài châu Phi. Virus ASF tấn công các tế bào của hệ miễn dịch (tế bào bạch cầu đơn nhân lớn và đại thực bào).Tỷ lệ mắc bệnh ASF có thể lên tới 100%. Tỷ lệ chết phụ thuộc vào chủng virus, với những chủng độc lực cao tỷ lệ chết lên đến hơn 100 %. Khi phân tích 165 mẫu/32 tỉnh thành trong cả nước trong thời gian từ năm 2019- 2022, chỉ phát hiện thấy genotype II, song có nhiều chủng virus ASF khác nhau (bao gồm cả chủng tự nhiên, chủng xóa gen) với độc lực khác nhau đang lưu hành tại Việt Nam. Cụ thể, chủng độc lực cao (chủng tự nhiên) gây bệnh cấp tính, tỷ lệ chết đến 100%. Chủng xóa gen có độc lực thấp, gây bệnh mãn tính với đặc điểm như: heo nái luôn có dấu hiệu lâm sàng trước, sau đó đến heo thịt và heo con. Tỷ lệ heo nái chết cao trong đàn cho thấy nghi ngờ cao có ASFV.Tùy thuộc vào độc lực của mỗi chủng và con đường nhiễm bệnh, dịch tả châu Phi (ASFV) có thể có các cấp độ biểu hiện khác nhau và việc phát hiện sớm là một thách thức do thiếu các dấu hiệu lâm sàng cụ thể.2. Sự đa hình kiểu gen của virus dịch tả heo Châu Phi
Sự đa hình kiểu gen của virus dịch tả heo Châu Phi đã trở thành một tách thức lớn trong kiểm soát dịch bệnh tại trang tại nuôi heo. Đặc biệt ngoài những chủng độc lực cao (chủng tự nhiên) gây bệnh cấp tính với tỉ lệ chết 100%. Còn lưu hành những chủng xóa gen có độc thực thấp gây bệnh mãn tính. Heo nhiễm bệnh mạn tính khi nhiễm chủng viurs độc lực thấp, chủng xóa gen với nồng độ virus trong máu duy trì ở lượng thấp.Do biểu hiện không rõ ràng và thời gian ủ bệnh lâu dài khiến dễ dàng bỏ qua sàng lọc heo bị bệnh mạn tính khiến chúng trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng trong đàn heo. Vì vậy phương pháp kiểm soát heo nhiễm bệnh mạn tính đang nhận được tự quan tâm của các chủ trang trại với mục đích kiểm soát chặt chẽ sự lưu hành của virus ASFV.Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nên lấy mẫu xét nghiệm ASFV khi heo có biểu hiện bệnh lâm sàng như sốt. Lấy mẫu hạch bẹn để xét nghiệm, không nên mổ khám làm lây nhiễm máu, nhiễm virus ra môi trường. Cùng với đó, nếu heo nhiễm chủng xóa gen gây bệnh mãn tính, cần xét nghiệm kháng thể để biết trại có phơi nhiễm hay không.3. Đề phòng và kiểm soát dịch bệnh
Để phòng và kiểm soát ASFV, cần có sự phối hợp tổng thể của các biện pháp nhưng quan trọng nhất là: quản lý được ổ dịch, thực hiện tốt an toàn sinh học và chẩn đoán sớm. Bên cạnh đó, việc truyền thông, giám sát, huy động nguồn lực, thực hiện chính sách pháp luật, nghiên cứu, giám sát cũng hỗ trợ đắc lực. Một số lời khuyên với bà con chăn nuôi heo trong bối cảnh dịch tễ rất phức tạp như hiện nay, đó là nên tăng cường nhận diện nguy cơ với trại, thực hành tốt về an toàn sinh học.Cùng với đó, chú ý kiểm soát bệnh chủ động. Bằng cách thường xuyên xét nghiệm, kiểm tra xem trong trại có mầm bệnh hay không hoặc hiệu quả tiêm chủng vắc xin ra sao. Nếu tập trung chăn nuôi theo chiều sâu bằng cách nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm chi phí thì nhà chăn nuôi sẽ vượt qua được những khó khăn của dịch bệnh.Trích nguồn: “www.nhachannuoi.vn”
Hình ảnh: Sưu tầm
Xem thêm các sản phẩm và bài viết liên quan đến ASFV của chúng tôi tại đây: https://abt-vn.com/?s=asfv&post_type=product