Tổng quan về bệnh đậu mùa khỉ
- Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ gây ra bởi virus đậu mùa. Loại virus này có cấu trúc và tính chất gây bệnh tương tự như thủy đậu thuộc chi Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Vùng lưu hành bệnh chủ yếu ở Trung Phi và Tây Phi. Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo.
Hình ảnh từ Thư viện hình ảnh y tế công cộng của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.
- Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đầu mùa khỉ
Lí do bệnh có tên gọi là đậu mùa khỉ vì chúng được phát hiện đầu tiên trên đàn khỉ nuôi để phục vụ nghiên cứu vào năm 1958. Virus đậu mùa khỉ ban đầu được phát hiện khi hai ổ dịch mới có dấu hiệu gần giống với đậu mùa trong phòng nghiên cứu. Tuy nhiên, vật chủ mang virus chưa được xác định rõ, không chỉ là khỉ nhưng các sinh vật được nghĩ đến hàng đầu là các loài gậm nhấm và sóc nhỏ sinh sống ở các rừng mưa nhiệt đới Châu Phi.
Về mặt lâm sàng, đậu mùa khỉ có triệu chứng tương tự bệnh đậu mùa. Điểm khác biệt đôi chút của bệnh nhân mắc phải đậu mùa khỉ liên quan đến các tổn thương da xảy ra toàn thân, hạch nổi to, và nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra ở da, phổi, xương.
Các triệu chứng điển hình:
- Sốt cao
- Đau đầu dữ dội
- Đau cơ và lưng
- Sưng hạch, tổn thương da (chứa dung dịch trong hoặc vàng, số lượng dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt)
- Phát ban thường xuất hiện sau 1-3 ngày sốt, có xu hướng tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân
- Ngoài ra các tổn thương khác có thể gặp ở miệng, mắt hoặc bộ phận sinh dục
Hầu hết bệnh đậu mùa kéo dài từ 2-4 tuần và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp trở nặng, bệnh có thể diễn tiến xấu gây nhiêm trùng cấp tính và dẫn đến tử vong.
Hình ảnh triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ. Nguồn: Báo Thanh niên
- Mức độ lan truyền bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh thường chỉ xảy ra ở Châu Phi với tần suất thấp. Tuy nhiên, kể từ năm 2016 virus đậu mùa khỉ bắt đầu xuất hiện tại Seria, Leone, Liberia. Các trường hợp mắc đậu mùa khỉ ở Châu Phi ngày càng gia tăng, nguyên nhân đến từ việc xâm lấn môi trường sống của các loài động vật hoang dã mang virus.
Virus đậu mùa khỉ lây truyền thông qua dịch cơ thể như: nước bọt, dịch đường hô hấp và dịch tiết ra từ vết thương của cơ thể nhiễm bệnh. Virus lây từ động vật sang động vật, người sang người, từ động vật sang người và chiều ngược lại. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm bệnh từ người sang người là rất thấp, chỉ nhiễm bệnh khi có sự tiếp xúc gần trong thời gian kéo dài. Trẻ em chiếm tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất, ở Châu Phi, tỉ lệ tử vong dao động từ 4-22%.
- Chẩn đoán và điều trị đậu mùa khỉ
Phân biệt lâm sàng giữa đậu mùa khỉ và đậu mùa cổ điển đôi khi khó khăn. Bệnh có thể được xét nghiệm chẩn đoán thông qua nhiều phương pháp như: PCR, nuôi cấy vi khuẩn, hóa mô miễn dịch hoặc hiển vi điện tử tùy thuộc vào sự có sẵn của xét nghiệm.
Người mắc phải đậu mùa khỉ cần:
- Tự cách li
- Sử dụng vật dụng vệ sinh cá nhân, ăn uống riêng biệt
- Che chắn và vệ sinh các vết phát ban, nốt hạch, tránh gây nhiễm trùng
- Đeo khẩu trang và vệ sinh sạch sẽ
- Theo dõi sức khỏe và điều trị theo liệu trình của bác sĩ.
Điều trị bệnh đậu mùa khỉ chỉ là điều trị hỗ trợ, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc kháng vi rút Tecovirimat;
- Thuốc kháng vi rút cidofovir;
- Thuốc Brincidofovir.
Tất cả các loại thuốc này đều có hoạt tính chống lại vi rút đậu mùa khỉ trên phòng thí nghiệm và trong các mô hình thử nghiệm. Tuy nhiên, không có loại thuốc nào kể trên được nghiên cứu hoặc sử dụng cho người trong các vùng dịch lưu hành để điều trị bệnh đậu mùa khỉ. Phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Nguồn: Tham khảo
13/06/2022