MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Có thể bạn chưa biết Ung thư cổ tử cung là gì?
- Con đường lây nhiễm
- Điều gì xảy ra khi nhiễm HPV gây ung thử cổ tử cung
- Ung thư cổ tử cung có sinh con được không?
- Dấu hiệu nhận biết
- Khám sàng lọc
- Cách phòng tránh phổ biến hiện nay
- Đối tượng tiêm vaccine ung thư cổ tử cung:
- Tại sao phải tiêm trước 26 tuổi?
Có thể bạn chưa biết Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, xếp thứ 2 trong các loại ung thư sau ung thư vú. Hơn 70% UTCTC do vius HPV (Human Papilloma virus) gây ra.
Nói qua về con virus HPV gây Ung thư cổ tử cung này cho anh chị em hiểu
Virus HPV hay còn được gọi với tên La Tinh là Human Papilomavirus, là một virus thuộc họ Papovaviridae, chúng gây ra các u nhú ở da và niêm mạc của người và là một loại virus có vai trò quan trọng trong bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
HPV có cấu trúc bao gồm nhân bên trong là ADN hai sợi vòng, capsid đối xứng nhau hình khối, gồm có 72 capsomer, virus này không có bao ngoài, và có đường kính là 50-55 nm.
Hiện nay đã phát hiện khoảng hơn 200 type. Trong đó có 30 type nguy hiểm thường lây qua đường tình dục.
Trong 30 type đó người ta chia thành 2 nhóm chính:
Nguy cơ thấp: Thường gặp nhất là các type 6, 11- gây sùi mào gà sinh dục
Nguy cơ cao: Có 14 type, các type thường gặp nhất là 16, 18, 31, 33 và 45- Gây ra các tổn thương hoặc ung thư cổ tư cung, âm đạo, hậu môn, dương vật, thanh quản,…Trong đó, 70% các trường hợp gây ra là do HPV 16 và HPV 18.
Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời của phụ nữ là khoảng 80%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20-30 tuổi.
Con đường lây nhiễm
– Lây truyền qua da của người. Con đường này thì virus có thể được lây truyền trực tiếp hay gián tiếp do da của người bệnh bị tổn thương, xây xát, trầy xướt. Lây truyền gián tiếp từ người này sang người khác thông qua các đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày.
– Lây truyền qua con đường tình dục. Có thể qua quan hệ tình dục khác giới hay quan hệ tình dục đồng giới.
– Con đường lây truyền khác của bệnh là lây truyền từ mẹ sang con. Trẻ em có thể bị u nhú ở thanh quản do bị lây nhiễm HPV từ mẹ trong khi sinh đẻ, nhưng trường hợp này rất hiếm.
Trong 3 con đường này thì lây truyền qua đường tình dục là con đường phổ biến nhất mà hình thức mình thấy thường gặp nhất là “bóc bánh trả tiền”. Các anh em nghe rồi rút kinh nghiệm nhé!
Điều gì xảy ra khi nhiễm HPV gây ung thử cổ tử cung
Các chị em khi nhiễm HPV ung thử cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình. Thậm chí có nguy cơ tử vong nếu không điều trị sớm.
Còn các anh em khi nhiễm HPV sẽ gây ra các mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, nặng hơn thì ung thư. Nhưng mình không hiểu tại sao theo khảo sát thì vị trí ung thư của mấy anh em phổ biến nhất là ở cổ họng, hốc lưỡi, amidan (70%), hậu môn (90%), còn ở bộ phận sinh dục chỉ có 60%.
Một tin không vui lắm là bệnh này gần đây đang có xu hướng trẻ hóa, lứa tuổi mắc bệnh đã xuất hiện phổ biến hơn ở độ tuổi 25, 26 tuổi, thậm chí có bé mới 14 tuổi cũng đã mắc ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung có sinh con được không?
Thực ra khi mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thì các chị em vẫn có thể sinh con được, nhưng nguy cơ sảy thai cao vì cổ tử cung bị ảnh hưởng bởi các tế bào ung thư, đa số các trường hợp bác sĩ phải cắt bỏ một phần các tế bào ung thư và thực hiện các biện pháp điều trị trước khi mang thai, và khi sinh con thì thường sinh mổ để lấy con ra. Còn trường hợp đã mắc ung thư cổ tử cung các giai đoạn sau thì khả năng sinh con rất thấp, vì đa phần sẽ phải thực hiện các phẩu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung.
Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung của các chị có độ tuổi trên 35 khá cao vì vậy mình nên sinh con sớm và đi khám sàng lọc định kỳ để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Dấu hiệu nhận biết
Thật ra là chả có dấu hiệu nào nhận biết sớm bệnh này cả, tại vì HPV thường tồn tại âm thầm trong cơ thể người bệnh tận 2 năm trước khi có triệu chứng.
Khi mắc bệnh rồi thì thường có các biểu hiện lâm sàng như: Xuất huyết âm đạo sau khi giao hợp, huyết trắng có mùi hôi, chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt hoặc sau mãn kinh.
Vậy nên chị em nào trên 26 tuổi, đặc biệt là các chị có nhiều cruss, anh trai nương tựa, anh em thiện lành thì nên đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ cho chắc ăn.
Khám sàng lọc
Các biện pháp khám sàng lọc phổ biến nhất hiện nay là
- Xét nghiệm tế bào học (Pap smear)
- Quan sát tế bào ung thư cổ tử cung bằng phương pháp nhuộm
- Xét nghiệm HPV-DNA
Theo mình, nếu các bạn muốn xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung thì nên chọn HPV-DNA , vì phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, đồng thời lỡ chẳng may mắc bệnh thì còn định type luôn để biết hướng điều trị, đỡ phải lấy mẫu lại nhiều lần – đau.
Cách phòng tránh phổ biến hiện nay
Tiêm Vaccine, sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn và kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, cần tránh các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, ăn uống không lành mạnh.
Hiện nay, bệnh ung thư cổ tử cung chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có loại vaccine nào có thể phòng được tất cả các loại HPV, nhưng nó có hiệu quả gần như 100% trong việc ngăn ngừa bệnh do các chủng HPV nguy cơ cao, bao gồm HPV 16 và 18.
Đối tượng tiêm vaccine ung thư cổ tử cung:
Theo khuyến nghị của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), tốt nhất nên tiêm vaccine cho cả bé trai và bé gái có độ tuổi từ 11-12, trước khi bắt đầu các hoạt động quan hệ tình dục và trước khi tiếp xúc với virus. Nên tiêm vaccine cho nam giới đến 21 tuổi, nữ giới đến 26 tuổi nếu họ chưa được tiêm vaccine đầy đủ khi còn nhỏ.
Cũng cần tiêm vaccine cho người đồng tính nam và lưỡng tính (hoặc bất cứ nam giới nào có quan hệ tình dục với người cùng giới) cho đến 26 tuổi. Ngoài ra, tiêm vaccine cho nam giới và nữ giới bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bị HIV/AIDS) cho đến 26 tuổi cũng là rất cần thiết nếu họ chưa được tiêm vaccine đầy đủ khi còn nhỏ.
Các loại vaccine HPV không phải là một phương pháp chữa bệnh ung thư cổ tử cung. Nhưng đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ con người khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong vòng ít nhất 5 năm.
Tại sao phải tiêm trước 26 tuổi?
Vì trước 26 tuổi khả năng nhiễm HPV thấp, sức đề kháng tốt tạo ra nhiều kháng thể hơn. Sau 26 tuổi cách tốt nhất để kiểm soát ung thư là kiểm tra định kỳ.
Nhà bạn nào có con em trong độ tuổi này thì nên phổ biến cho các em biết và tiêm vaccine sớm cho yên tâm, chứ giới trẻ hiện nay “manh động” lắm.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!