MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Đôi nét về dịch tả lợn châu Phi
a. Khái niệm
Bệnh dịch tả lợn châu phi hay ASF là bệnh lây nhiễm do African Swine Fever Virus gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa tuổi của lợn và tỉ lệ chết gần như 100% với lợn nhiễm bệnh. Virus gây bệnh dịch tả lợn có thể được tìm thấy trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh dịch tả Châu Phi.
b. Hiện trạng phòng chống dịch tại Việt Nam
Từ năm 2019 đến nay, dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam đã có mặt khắp 63 tỉnh thành, điều này gây thiệt hại không hề nhỏ cho ngành chăn nuôi. Theo thống kê, số lượng lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng thuyên giảm. Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm 2023 đến ngày 7/3/2023, cả nước đã xảy ra 68 ổ dịch tại 22 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 2.984 con lợn. So với cùng kỳ năm 2022, số tỉnh có dịch giảm 50%, số ổ dịch giảm 87,4%; số lợn buộc phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm gần 87,95%. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng giảm không phản ảnh hết được bức tranh toàn cảnh về hiện trạng dịch tả lợn châu Phi.
Có thể nói dịch tả lợn châu Phi vẫn là một nguy cơ thường trực đối với người chăn nuôi và cả ngành chăn nuôi lợn. Với những con lợn mắc phải virus, thường thời gian đầu ủ bệnh không có quá nhiều triệu chứng để có thể dễ dàng nhận ra. Bệnh có thể dễ dàng lây lan và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa tuổi của lợn. Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi thích ứng và phát triển nhanh trong đại thực bào và tế bào bạch cầu của lợn.Heo nhiễm bệnh thải virus ra môi trường qua chất bài tiết và dịch tiết, và tải lượng virus trong dịch miệng, dịch mũi, phân và nước tiểu đặc biệt cao trong giai đoạn cấp tính. Đồng thời, Virus rất ổn định với sự thay đổi nhiệt độ môi trường và pH khá rộng. Vậy nên virus sống được rất lâu ở môi trường bình thường, virus có thể tồn tại trong tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt và các sản phẩm từ thịt chưa nấu chín trong 3-6 tháng, sống được trong máu khô 70 ngày.
Việc khó có thể phát hiện bệnh sớm để tầm soát bệnh cũng là một khó khăn khác khiến cho khi phát hiện ra một cá thể mắc bệnh, số lượng cá thể thực tế bị nhiễm trong đàn mắc đã là con số không nhỏ. Có những phương pháp giúp phát hiện sự hiện diện của virus dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên không phải cơ sở chăn nuôi nào cũng có đủ điều kiện cũng như kỹ thuật, nhất là với những cơ sở, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Chi tiết về các phương pháp xác định virus trong lợn, các bạn có thể xem thêm tại bài viết về bệnh dịch tả lợn châu Phi và những lưu ý khi xét nghiệm.
Hiện nay, chưa ghi nhận virus ASFV có thể lây sang người. Tuy nhiên con người lại đóng vai trò là một trong những vật trung gian trong việc phát tán mầm bệnh. Lợn có thể nhiễm virus thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật nhiễm virus như: lợn nhiễm bệnh, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và thức ăn chứa thịt lợn nhiễm bệnh.
Có thể thấy bệnh dịch tả lợn châu Phi luôn thường trực trong cuộc sống. Chính vì điều đó, vấn đề phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi luôn là điều nhận được rất nhiều sự quan tâm. Do đó, vaccine được cho là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có vaccine phòng dịch tả Châu Phi được đánh giá có hiệu quả đặc hiệu. Việc nghiên cứu và sản xuất vaccine gặp khó khăn bởi nhiều yếu tố. Các vaccine trên thị trường làm giảm độc lực của virus, nhưng không khiến virus trở nên vô hại, nó vẫn có khả năng gây bệnh nhưng nhẹ hơn virus hoang dã. Vì vậy tính hiệu quả và mức độ an toàn của vaccine thật sự không rõ ràng. Điều này cũng gây nên tranh cãi:’ Khi tiêm vaccine sống giảm động lực vào lợn. Lợn sẽ đào thải vaccine này qua đường dịch tiết. Những con virus được đào thải này có khả năng hồi lại độc lực và gây bệnh cho lợn chưa tiêm vaccine ’.
Trong thực tế, từ 2/2020, nước ta chính thức nghiên cứu và sản xuất loại vaccine phòng bệnh này dưới sự phối hợp của chuyên gia đến từ Mỹ. Ngày 17/5/2022, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp của Mỹ đã chính thức có thư gửi đến Cục Thú y Việt Nam để xác nhận là vaccine NAVET – ASFVAC đủ điều kiện an toàn và hiệu lực. Chiều 3/6/2022, Bộ NN&PTNT Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine dịch tả Châu Phi mang tên thương mại là NAVET-ASFVAC. Trước khi triển khai thương mại mở rộng trên cả nước thì Cục Thú y và Bộ NN&PTNT nước ta đã chỉ đạo tiêm phòng giám sát vaccine trong phạm vi hẹp với 600.000 liều trên đàn lợn trong độ tuổi 8 – 10 tuần. Sau khi được tiêm phòng sẽ có theo dõi lâm sàng kết hợp ghi chép thông tin hàng ngày về tình trạng sức khỏe của đàn lợn. Hiện mức độ bảo hộ vẫn chỉ dừng ở mức độ thử và khảo nghiệm chứ không phải là vaccine thương mại. Có thể cần ít nhất ba đến năm năm để có thể có vaccine thương mại thật sự hiệu quả cho bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Vì thế, người chăn nuôi nên chủ động phòng ngừa bằng cách thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học, giúp giảm thiểu hệ lụy từ bệnh dịch tả lợn châu Phi. Luôn nâng cao cảnh giác để có thể có thể phát hiện nhanh và kiểm soát nếu bệnh dịch xuất hiện.
2. Giải pháp của ABT trong việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Để hỗ trợ tối đa việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi, ABT cung cấp các giải pháp kit hóa chất xét nghiệm phát hiện virus ASFV sau:
TOPSPEC® ASFV QPCR KIT (SQV-101)
Với giá thành dễ tiếp cận và các ưu điểm sau:
- Quy trình đơn giản
- Thời gian PCR được tối ưu hóa trong 2 giờ
- Đa dạng loại mẫu đầu vào
- Độ nhạy và độ đặc hiệu cao
- Cung cấp mastermix thêm để chạy đối chứng (75 test)
- Tương thích với hầu hết các máy Realtime PCR trên thị trường: Rotor Gene Q (Qiagen), 7500, 7500 Fast (Thermo Fisher), AriaMX, Mx 3005p, Bioer, Dlab,…
ABT tin rằng giải pháp trên có thể góp phần giúp các trang trại kiểm soát dịch tả heo châu Phi tối ưu và tiết kiệm chi phí.
Mời tham khảo các sản phẩm khác tại: KIT XÉT NGHIỆM BỆNH TRÊN ĐỘNG VẬT