MỤC LỤC BÀI VIẾT
I. Năm 2045, Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới
“Theo Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, đến năm 2045, Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới.”
Trong những năm vừa qua, nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
Nghị quyết nêu ra những quan điểm về công nghệ sinh học, rằng Phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống Nhân dân.
Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phải khai thác và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương; lợi thế của quốc gia đi sau. Tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực trọng điểm, cơ bản, nhất là tận dụng ưu thế về đa dạng sinh học nước ta.
Phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng là giải pháp ưu tiên trong phát triển kinh tế – xã hội; lấy doanh nghiệp là chủ thể, có cơ chế, chính sách vượt trội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp sinh học.
Nhìn nhận từ thực trạng về những điểm mạnh, khó khăn, cơ hội và thách thức của việc phát triển Công nghệ sinh học trong nước, nghị quyết nêu rõ mục tiêu tập trung phát triển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, rung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GDP cả nước.
Mục tiêu đến năm 2030, nền công nghệ sinh học nước ta đạt trình độ tiên tiến thế giới trên một số lĩnh vực quan trọng, là một trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững.
Tạo dựng nên nền công nghệ sinh học có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, tài chính đủ mạnh để đáp ứng được các yêu cầu về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.
Công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.
Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Công nghiệp sinh học đóng góp 10 – 15% vào GDP toàn quốc.
Để đạt được những mục tiêu trên, nghị quyết cũng đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp để các đơn vị, tổ chức thực hiện để thống nhất nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Thêm vào đó cần tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan đến công nghệ sinh học mà Việt Nam tham gia. Có chính sách mua, chuyển giao, trao đổi công nghệ sinh học, trong đó quan tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ có giá trị cao của thế giới vào Việt Nam; hợp tác nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế sinh học, quản lý tài nguyên, quản lý kinh tế, xã hội bền vững với các quốc gia có trình độ công nghệ sinh học phát triển.
II. ABT – Doanh nghiệp tiên phong
Bắt kịp với xu hướng chung của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ABT là một trong các công ty đi đầu chuyên cung cấp các thiết bị khoa học kỹ thuật – dụng cụ – hóa chất cho những phòng thí nghiệm thuộc những lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng, đặc biệt là lĩnh vực sinh học phân tử
- Các bộ kit tách chiết, chẩn đoán, xét nghiệm trên người, thú y, thủy sản và vi sinh thực phẩm bằng kỹ thuật PCR/ Real-time PCR
- Giải pháp tổng thể bao gồm: thiết kế, chuyển giao, đào tạo cho các phòng thí nghiệm Sinh học phân tử thuộc các khối hoạt động về y tế, công nghiệp, trường học
- Dụng cụ & thiết bị trong phòng thí nghiệm: gồm các loại máy tách chiết, máy realtime, máy ly tâm cũng như các loại thiết bị hút mẫu tự động micropipet, máy khuấy từ, máy lắc, dùng cho phân tích, thí nghiệm, nghiên cứu…
- Các loại tủ sấy, tủ ấm, nồi hấp tiệt trùng, tủ an toàn sinh học.
- Các loại găng tay cao su không bột và có bột cao cấp được sử dụng trong phòng thí nghiệm, bệnh viện và nhà máy thủy sản
Xin mời tham khảo chi tiết sản phẩm tại: “Link”
Nguồn: Tổng hợp