Công nghệ sinh học là ngành học với 1 lĩnh vực phát triển mạnh mẽ trong suốt 30 năm qua, hôm nay hãy cùng ABT tìm hiểu 1 số ứng dụng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế.
Y học chẩn đoán:
Trong chẩn đoán tác nhân gây bệnh, ngành CNSH đóng vai quan trọng ở 1 loạt các kỹ thuật ứng dụng trong chẩn đoán có thể kể đến: Nuôi cấy; xét nghiệm DNA/RNA; giải trình tự gen;Y học cá thể hóa:…
CNSH trong chẩn đoán không chỉ giúp cho bác sĩ xác định được tác nhân, nguồn gốc gây bệnh cho bệnh nhân mà còn giúp bác sĩ theo dõi tiến trình bệnh, giai đoạn bệnh nhằm áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả.
Y học cá nhân hóa (PM – personalized medicine):
Đây là mô hình y tế đề xuất phương pháp chăm sóc sức khỏe tùy biến, với các quyết định y tế (chẩn đoán, dự phòng, chăm sóc, điều trị) và các sản phẩm y tế (thuốc, thực phẩm chức năng…) được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân dựa trên thông tin di truyền của chính họ và đặc thù căn bệnh.
Căn cứ vào bản đồ gene của mỗi người, PM sử dụng những chẩn đoán phức tạp và tinh tế để đưa ra phác đồ điều trị chính xác, phù hợp đặc điểm di truyền của từng người ở cấp độ phân tử nên còn được gọi là “y học dựa trên bằng chứng” hay “y học chính xác”. Khoa học đã chứng minh rất nhiều căn bệnh có nguồn gốc từ kiểu gene nên đây là bước tiến quan trọng hướng đến việc điều trị hiệu quả hơn với ít tác dụng phụ.
Ngân hàng sinh học:
“Ngân hàng sinh học” là đơn vị thu thập và lưu trữ có hệ thống các mẫu sinh học chất lượng và dữ liệu (lâm sàng) liên quan tới mẫu theo cách có cấu trúc và có thể phân tích, được thực hiện trong một khuôn khổ đạo đức và pháp lý.
Thuật ngũ Biobank ra đời lần đầu tiên vào những năm 90 và được sử dụng như 1 thuật ngữ rộng hơn từ thuật ngữ Tissue Bank (ngân hàng mô) do sự thay đổi đột phá và tiến bộ của ngành công nghệ sinh học.
Ngày nay, ngân hàng sinh học là thuật ngữ chỉ các đơn vị thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối các mẫu sinh học tới đơn vị bệnh viên, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu phục vụ điều trị và nghiên cứu. Có thể kể đến: Ngân hàng tế bào gốc, ngân hàng máu cuống rốn, ngân hàng máu,…
Công nghệ tế bào gốc:
Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng đặc biệt trong việc sản xuất và phát triển nhiều loại tế bào chuyên biệt khác. Công nghệ tế bào gốc được coi là tương lai và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y học đặc biệt là y học tái tạo, sử dụng trong điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung,…
Vaccine:
Hiện nay, công nghệ sinh học phát triển ở nhiều mặt kéo theo sự ra đời của những công nghệ vaccine mới theo hướng: an toàn hơn, hiệu quả hơn, hiệu lực lâu hơn, chi phí tiết kiệm hơn… CNSH trong vaccine tỏ ra ưu việt và được chứng minh qua thực tế khi rất nhiều loại vaccine mới được ra đời rất sớm đã ngăn chặn kịp thời dịch bệnh COVID-19, cứu sống nhiều bệnh nhân.
Vậy chúng ta có thể thấy, ngành CNSH 30 năm vừa qua phát triển vô cùng mạnh mẽ, ứng dụng rộng rãi trong nhiều mặt của đời sống đặc biệt là lĩnh vực y tế. Tương lai, CNSH được dự đoán là vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên cơ sở nghiên cứu vững mạnh và nhu cầu ứng dụng thực tế cần thiết. Việt Nam cũng là nước rất quan tâm và chú trọng lĩnh vực này. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đã nêu rõ vai trò và phương hướng mục tiêu giải pháp đối với lĩnh vực này.