Hiện nay, cả nước đang phải đối mặt với mối nguy hiểm của dịch sốt xuất huyết. Sau các tỉnh phía Nam và miền trung, Hà Nội và các tỉnh lân cận phía bắc là các địa phương tiếp theo bùng phát các ổ dịch, số ca mắc bệnh tăng vọt và đã có những trường hợp tử vong.
Theo thống kê của Bộ Y tế đến ngày mùng 6/10, cả nước đã ghi nhận hơn 94.000 ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết từ đầu năm trong đó có gần 30 ca tử vong.
- Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ cơ thể nhiễm bệnh qua cơ thể khỏe mạnh.
Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột và t.ử vo.ng.
Có ba loại bệnh sốt xuất huyết: sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ), số xuất huyết chảy máu và sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue).
- Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết?
Bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu với triệu chứng sốt và kéo dài trong 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền nhiễm bởi muỗi, ngoài ra còn các triệu chứng khác xảy ra ở sốt xuất huyết thể nhẹ như:
- Sốt cao (lên tới 40,5 độ C)
- Nhức đầu nghiêm trọng
- Đau phía sau mắt
- Đau khớp và cơ
- Buồn nôn, ói mửa và phát ban
Ở hai loại sốt xuất huyết chảy máy và sốt xuất huyết dengue có các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây vết bầm tím và có thể dẫn đến tử vong.
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới, vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 11 là thời gian thích hợp để dịch bệnh lây lan và bùng phát trên diện rộng.
- Các biện pháp phòng, chống?
Mỗi chúng ta đều cần có ý thức tự bảo vệ cơ thể bản thân, gia đình và phối hợp với các cơ quan chức năng để có thể các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như:
- Đậy kín các dụng cụ có chứa nước, và vệ sinh thường xuyên.
- Vệ sinh môi trường sinh sống, dọn dẹp rác thải thường xuyên.
- Sử dụng màn chống muỗi, cho trẻ em mặc quần áo dài tay.
- Sử dụng thuốc chống muỗi bôi ngoài da.
- Trồng cây đuổi muỗi, đặt lưới chống muỗi, dùng đèn bắt muỗi, tinh dầu.
- Phối hợp với các cấp chính quyền trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết định kỳ.
- Cách điều trị sốt xuất huyết.
- Các trường hợp có biểu hiện nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà trong thời gian sốt từ 2-7 ngày bằng phương pháp bù nước và sử dụng thuốc cơ bản như Paracetamol.
- Các trường hợp biểu hiện nặng cần đưa người bệnh tới cơ quan y tế ngay khi biện pháp bù nước không mang lại kết quả và bắt đầu xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc, chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, viêm họng, khó thở…
- Với trẻ em mắc sốt xuất huyết thì phụ huynh cần thường xuyên liên hệ với bác sỹ chuyên môn để theo dõi tình trạng thức khỏe của bé.
- Trong quá trình điều trị cho bé, thì trẻ cần được nghỉ ngơi, tránh nô đùa quá nhiều để cơ thể nhanh phục hồi.
- Bổ sung Vitamin C cho bé và các món ăn dễ ăn giúp trẻ hấp thu và tăng đề kháng.