MỤC LỤC BÀI VIẾT
Vi khuẩn Helicobacter pylori và ung thư dạ dày
Helicobacter pylori dạ dày là loại vi khuẩn được tìm thấy trong dạ dày của khoảng 70% dân số Việt Nam. Đây được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 chỉ xếp sau ung thư gan và ung thư phổi (Quach TD, Asian Pac J Cancer Prev, 2018, 19 (12), 3565-3569)
Tại Hà Nội, nghiên cứu mới đây cho thấy, cứ 1.000 người dân thì có tới hơn 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại TP Hồ Chí Minh, 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP. Việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. (Theo bộ y tế).
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp H. pylori vào nhóm 1 các tác nhân gây ung thư dạ dày. Năm 2014 IARC đã đưa ra khuyến cáo điều trị H. pylori nhằm phòng ngừa ung thư dạ dày. Tại Nhật Bản đã đưa ra chương trình sàng lọc và điều trị H. pylori để phòng ngừa ung thư dạ dày và lây nhiễm trong cộng đồng.
Cơ chế gây độc của vi khuẩn Helicobacter pylori
H.pylori là một xoắn khuẩn kị khí, Có 2-6 lông roi để di chuyển. Chúng là vi khuẩn gram âm có những đặc điểm để thích nghi để phát triển mạnh trong môi trường axit. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ dùng lông roi để di chuyển đến vùng có ít axit trong dạ dày như hang môn vị. Sau đó sử dụng protein có chất kết dính để bám vào bề mặt tế bào, nơi vi khuẩn tiết ra độc tố và phá hủy lớp niêm mạc.
Khi sinh sống trong dạ dày, vi khuẩn sẽ tiết ra enzyme Urease khiến chuyển hóa Ure trong dạ dày thành C02 và Ammonia ( chất trung hòa độ pH trong dạ dày) và bảo vệ vi khuẩn Hpilory tại môi trường khắc nhiệt của acide dạ dày. Ngoài ra chúng còn tiết ra 1 số độc tốt khác làm tổn thương lan rộng đến tế bào biểu mô. 1 số loài Hpylori tạo ra Cag A gây cản trở sự gắn kết các tế bào biểu mô mà bình thường giúp bảo vệ các tế bào bên dưới. Gây ra nhiễm trùng tạo ra đáp ứng miễn dịch viêm dạ dày. 1 số loài tiết ra Vac A làm chết tế bào biểu mô để lộ ra lớp tế bào bên dưới khiến chúng bị tiêu hóa bởi axit dạ dày. Khi các lớp tế bào bị phá hủy sẽ dần dần tạo ra ổ loét.
Phương pháp xét nghiệm Helicobacter pylori
Dựa vào mức độ xâm lấn mà xét nghiệm Helicobacter pylori chia thành: Xét nghiệm xâm lấn, xét nghiệm ít xâm lấn và xét nghiệm không xâm lấn. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân và có những ưu nhược điểm cần cân nhắc khi lựa chọn.
-
Xét nghiệm xâm lấn
Bệnh nhân được đưa ống nội soi vào dạ dày qua miệng hoặc mũi có gắn Camera để quan sát các tổn thương dạ dày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm dạ dày để phân tích tìm vi khuẩn HP. Mẫu bệnh phẩm được thực hiện Urea test, xét nghiệm mô học hoặc nuôi cấy
– Test nhanh Urea : Phương pháp này dựa trên cơ sở vi trùng H.pylori có khả năng tiết men urease phân hủy ure. Một mẫu mô dạ dày lấy qua sinh thiết được cho vào mẫu thử có chứa ure và chất chỉ thị màu pH. Xét nghiệm dương tính thì ure bị phân hủy thành CO2 và amoniac làm thay đổi môi trường pH đưa đến đổi màu chất chỉ thị. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao > 90%.
– Xét nghiệm mô học: Chẩn đoán tế bào không chỉ giúp phát hiện H.pylori mà còn đánh giá được tổn thương mô học của dạ dày. Để nâng cao khả năng phát hiện, bệnh nhân cần được sinh thiết nhiều mẫu (tối thiểu 5 mẫu), ở các vị trí khác nhau của dạ dày bao gồm bờ cong lớn, bờ cong nhỏ, hang vị và phần bờ cong nhỏ của thân vị. Phương nháp nhuộm chuẩn với Hematoxylin và Eosin thông thường có thể phát hiện được H.pylori. Phương pháp nhuộm đặc biệt, như Giemsa chỉ được sử dụng khi có đi kèm viêm dạ dày mạn tính hoặc theo yêu cầu của bác sĩ giải phẫu bệnh.
– Nuôi cấy: Mẫu mô của dạ dày được lấy thông qua sinh thiết và được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Kỹ thuật có độ nhạy thấp hơn so với xét nghiệm mô học và Ure test, tuy nhiên độ đặc hiệu là 100%. Trong thực hành lâm sàng, nuôi cấy chủ yếu áp dụng trong trường hợp vi khuẩn kháng thuốc, bệnh nhân đã thất bại điều trị nhằm tìm ra kháng sinh đồ phù hợp.
-
Xét nghiệm không xâm lấn:
– Test hơi thở tìm vi khuẩn HP: Phương pháp này cũng dựa trên cơ sở khả năng tiết men urease của pylori. Bệnh nhân được cho uống dung dịch đồng vị phóng xạ C13 có gắn urea. Trường hợp bệnh nhân có H.pylori, urea sẽ bị phân hủy tạo ra amoniac và CO2 có gắn đồng vị phóng xạ được hấp thu vô máu, đưa đến phổi và được phát hiện qua khí thở của bệnh nhân. Phương pháp có độ nhạy, độ đặc hiệu cao (> 95%), được áp dụng rộng rãi trong trường hợp bệnh nhân không muốn nội soi dạ dày.
– Tìm kháng nguyên trong phân: Đây là phương pháp không xâm lấn cũng được sử dụng rộng rãi, nhằm phát hiện kháng nguyên pylori trong mẫu phân trên nguyên lý kỹ thuật ELISA sử dụng kháng thể kháng H.pylori đơn dòng và đa dòng. Phương pháp có độ nhạy và độ đặc điệu cao trên 90%.
– Huyết thanh chẩn đoán: Huyết thanh chẩn đoán phát hiện kháng thể IgM / IgG kháng pylori trong máu. Phương pháp này không được khuyến cáo trong chẩn đoán H.pylori, do kháng thể thường tồn tại lâu dài sau khi nhiễm, kể cả khi đã tiệt trừ. Tuy nhiên, do đây là phương pháp có giá trị tiên đoán âm cao (>90%) nên có thể được sử dụng như công cụ tầm soát ở những dân số có tỉ lệ mắc bệnh thấp.
– Sinh học phân tử (Polymerase Chain Reaction: PCR): Phương pháp ít được sử dụng trong thực hành lâm sàng do cần có trang thiết bị hiện đại và chi phí cao. PCR có thể được thực hiện xâm lấn (lấy mô dạ dày) hoặc không xâm lấn (nước bọt, phân,..). PCR chủ yếu dùng trong nghiên cứu, định genotype và đánh giá tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Sản phẩm test nhanh Urea do ABT cung cấp
Công ty ABT phát triển và cung cấp phương pháp Xét nghiệm H.pylori bằng phương pháp test Urease với 2 bộ kit là TopSENSI® Urease Test Kit (SQH-137) – dạng lỏng và TopSENSI® Urease Test Kit (SQH-139)- dạng gel. Cách đọc kết quả dễ dàng nhận biết bằng màu sắc. TopSENSI ® UREASE TEST Kit được sử dụng để phát hiện Helicobacter pylori từ mẫu sinh thiết dạ dày vùng thân vị, hang vị hay môn vị. Bộ kit dựa trên đặc tính men urease của H. pylori thủy phân ure thành amoniac làm tăng độ pH của môi trường và thay đổi màu của chất chỉ thị.
- Quy cách: 50 test (150μl)
- Bảo quản: 2-8oC
- Hạn sử dụng: 6 tháng kể từ ngày sản xuất
Thành phần bộ kit:
TopSENSI® Urease Test Kit (SQH-137) – dạng lỏng: Urea, Disodium hydrogen phosphate dihydrate, Potassium dihydrogen phosphate, Phenol red, nước.
TopSENSI® Urease Test Kit (SQH-139)- dạng gel: Urea, Disodium hydrogen phosphate dihydrate, Potassium dihydrogen phosphate, Agar, Phenol red, nước.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Thu mẫu
Mẫu sinh thiết dạ dày vùng thân vị, hang vị hay môn vị được thu thập và vận chuyển đến phòng xét nghiệm
Bước 2: Thực hiện phản ứng
Dùng kẹp gắp mẫu sinh thiết cho vào sâu trong tube chứa sẵn thuốc thử và quan sát sự đổi màu trong tối đa 1 giờ.
Biện luận kết quả:
Màu của thuốc thử | Kết luận | Ghi chú |
Chuyển từ màu vàng sang màu hồng đậm trong vòng 5 phút | Dương tính | Mẫu chứa H. Pylori có hoạt tính mạnh |
Chuyển từ màu vàng sang màu đỏ hồng trong vòng 30 phút | Mẫu chứa ít H. Pylori ho bệnh nhân đã có đợt điều trị nên H. Pylori đang ở dạng thoái triển | |
Chuyển từ màu vàng sang màu cam sau 30 phút | Âm tính | Màu chuyển do mẫu chứa rất ít H. pylori hoặc tạp nhiễm các loại Proteus, Morganellap; hoặc do ảnh hưởng tạm thời bởi pH của dạ dày |
Môi trường không thay đổi màu vàng sau 60 phút |
Kết quả ( + ): trong giếng gel có xuất hiện màu đỏ cánh sen trong vòng 30 phút. Nếu kết quả đổi màu đó sau 1 giờ có thể là kết quả (+) giả do urease sinh ra là của các vi khuẩn khác như Proteus, Morganella…hoặc do ảnh hưởng tạm thời bởi pH dạ dày
Kết quả ( – ): trong giếng gel không có sự đổi màu.
Ưu điểm của test Urea dạng lỏng và dạng gel
Dạng lỏng | Dạng gel |
Tốc độ đổi màu chậm hơn so với dạng lỏng nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép | |
Không có sự cố định mẫu sau khi bổ sung
=> Không đánh giá chính xác kết quả khi có sự cố va chạm làm mẫu không nằm yên vị trí |
Dạng gel nên góp phần cố định mẫu, không làm mẫu dịch chuyển khi có sự cố va chạm |
Không khí từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập
=> Không tạo điều kiện kị khí cho vi khuẩn |
Không khí khó xâm nhập vào do có sự ngăn cản của gel. Vì vậy tạo môi trường khị khí ở phần đáy thuốc thử |
Có thể cho ra kết quả dương tính giả nếu có mặt các vi sinh vật hiếu khí có khả năng lên men urease: Vi khuẩn đường ruột Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella | Hạn chế gây ra dương tính giả |